Tình hình kinh tế - xã hội tháng 9 và 9 tháng năm 2022 tỉnh Ninh Bình
Tình hình thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh 9 tháng đầu năm 2022 diễn ra trong điều kiện còn nhiều khó khăn, thách thức. Tình hình quốc tế, trong nước tiếp tục có những biến động lớn nhất là đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trong quý I năm 2022; Xung đột chiến tranh giữa Nga và Ucraina căng thẳng, chi phí các nguyên liệu đầu vào tăng cao trong khi thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa dịch vụ thiếu ổn định; một số hoạt động trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội bị ngưng trệ, thu hẹp sản xuất ảnh hưởng đến tâm lý và đời sống của Nhân dân. Bên cạnh đó, dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm đã gây ảnh hưởng đến tổng đàn và thiệt hại cho các hộ chăn nuôi.
Trong bối cảnh đó, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh cùng sự vào cuộc của các cấp, các ngành và toàn thể nhân dân trong công tác phòng, chống dịch, sang quý II năm 2022, dịch Covid - 19 trên địa bàn tỉnh được kiểm soát tốt. Các cấp, các ngành đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh như: Cơ cấu lại thời hạn trả nợ; miễn, giảm lãi vay, gia hạn nộp thuế, bảo hiểm xã hội… Đồng thời, tập trung cao cho việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác giải phóng mặt bằng và triển khai thực hiện giải ngân các dự án đầu tư công, nhất là các dự án trọng tâm. Tiếp tục tạo môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh để thu hút đầu tư, tích cực hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp. Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh trong 6 tháng đầu năm tuy còn gặp nhiều khó khăn nhưng với quyết tâm phục hồi và phát triển kinh tế, tạo đà để hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh năm 2022, UBND tỉnh đã ban hành văn bản số 101/UBND-VP2 ngày 25 tháng 7 năm 2022 về việc tập trung các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng 6 tháng cuối năm 2022 trên địa bàn tỉnh, đến quý III năm 2022 sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh đã có nhiều dấu hiệu tích cực, nhiều ngành, lĩnh vực đều tăng trưởng khá, nhất là khu vực dịch vụ. Dưới đây là kết quả chủ yếu về tình hình kinh tế - xã hội tháng Chín và 9 tháng đầu năm 2022:
1. Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản
Trong 9 tháng đầu năm 2022, sản xuất nông nghiệp gặp khó khăn khi giá cả vật tư đầu vào tăng cao; thời tiết đầu vụ Đông Xuân có nhiều đợt rét đậm, rét hại, khiến cho nền nhiệt xuống thấp, ảnh hưởng quá trình sinh trưởng và phát triển của các loại cây trồng. Tuy nhiên, tình hình sâu bệnh xuất hiện muộn, mức độ hại thấp hơn so với năm trước. Dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm có xu hướng thuyên giảm rõ rệt, dịch tả lợn châu Phi cũng đã được kiểm soát nhưng vẫn còn một số địa phương tái dịch; công tác bảo vệ và phòng chống cháy rừng tiếp tục được quan tâm; sản xuất thủy sản phát triển tốt không có dịch bệnh xảy ra. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản 9 tháng đầu năm đạt được những kết quả sau:
1.1. Nông nghiệp
1.1.1. Trồng trọt
a) Sản xuất vụ Mùa: Diện tích gieo trồng cây hàng năm vụ Mùa năm 2022 đạt 37,3 nghìn ha, giảm 1,5% (- 0,6 nghìn ha) so với cùng vụ năm trước.
Cây lúa: Diện tích gieo cấy lúa vụ Mùa năm nay đạt 31,4 nghìn ha, giảm 1,2% (- 0,4 nghìn ha) so với vụ Mùa năm trước; trong đó, cơ cấu lúa thuần chiếm 94,9% tổng diện tích lúa đã cấy, diện tích lúa thuần tăng 1,3% (+ 0,04 nghìn ha); toàn tỉnh gieo cấy được 17,8 nghìn ha lúa chất lượng cao, bằng 56,8% tổng diện tích lúa đã cấy; diện tích lúa chất lượng cao tăng 1,3% (+ 0,5 nghìn ha). Diện tích lúa nếp trong vụ gieo cấy đạt 6,0 nghìn ha, chiếm 19,1 % tổng diện tích lúa đã cấy giảm 1,5% (- 0,1 nghìn ha).
Tính đến 21/9/2022, toàn tỉnh có 13,3 nghìn ha lúa đã trỗ, bằng 42,2% diện tích lúa đã cấy; diện tích lúa thu hoạch đạt 1,2 nghìn ha thuộc huyện Nho Quan. Ước tính năng suất lúa vụ Mùa năm nay đạt 54,5 tạ/ha, tăng 0,2% (+ 0,1 tạ/ha) so với cùng vụ năm trước; sản lượng ước đạt 171,2 nghìn tấn, giảm 1,1% (- 2,0 nghìn tấn).
Cây ngô: Diện tích gieo trồng ngô vụ Mùa 2022 đạt 1,3 nghìn ha, giảm 6,7% (- 0,1 nghìn ha); năng suất ước đạt 36,7 tạ/ha, tăng 2,2% (+ 0,8 tạ/ha); sản lượng ước đạt 4,7 nghìn tấn, giảm 4,8% (- 0,2 nghìn tấn).
Cây rau, đậu: Diện tích cây rau, đậu vụ mùa năm nay đạt 2,4 nghìn ha, tăng 2,2%, trong đó cây rau đạt 2,1 nghìn ha, tăng 1,0%, cây đậu đạt 0,3 nghìn ha, tăng 13,5%; sản lượng rau ước đạt 37,9 nghìn tấn, tăng 1,4%; sản lượng đậu ước đạt 0,4 nghìn tấn, tăng 14,7%...
Tình hình sâu bệnh: Đến ngày 21/9/2022, toàn tỉnh hiện có 0,9 nghìn ha lúa cỏ với 0,3 nghìn ha bị nặng, cắt tỉa được 0,8 nghìn ha; 1,1 nghìn ha lúa bị sâu đục thân 2 chấm lứa 5, phòng trừ được 0,7 nghìn ha; 0,2 nghìn ha lúa bị bạc lá, đốm sọc vi khuẩn với 44 ha bị nặng;...
b) Kết quả 9 tháng đầu năm 2022
Cây hàng năm: Tính chung lại, diện tích gieo trồng cây hàng năm đến nay đạt 92,6 nghìn ha, giảm 1,4% (- 1,3 nghìn ha) so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, cây lúa diện tích gieo cấy đạt 71,2 nghìn ha, giảm 0,7% (- 0,5 nghìn ha); cây ngô đạt 4,3 nghìn ha, giảm 11,4% (- 0,6 nghìn ha); cây rau các loại diện tích đạt 9,4 nghìn ha, giảm 0,2% (- 0,02 nghìn ha)...
Sản lượng cây trồng: Trong 9 tháng đầu năm, sản lượng lúa ước đạt 268,8 nghìn tấn, giảm 0,9% (- 2,6 nghìn tấn) so với cùng kỳ năm trước; trong đó, sản lượng lúa vụ Đông Xuân đạt 264,5 nghìn tấn, sản lượng lúa tái sinh ước đạt 4,3 nghìn tấn; sản lượng ngô đạt 11,5 nghìn tấn, giảm 12,8% (- 1,7 nghìn tấn); sản lượng rau các loại ước đạt 164,2 nghìn tấn, tăng 2,8% (+ 0,2 nghìn tấn)...
Cây lâu năm: Diện tích cây lâu năm hiện có đến thời điểm báo cáo ước đạt 7,6 nghìn ha, tăng 1,1% (+ 0,08 nghìn ha) so với cùng thời điểm năm trước, trong đó diện tích cây ăn quả ước đạt 6,9 nghìn ha, tăng 1,2%. Các loại cây ăn quả có diện tích tăng so với cùng kỳ năm trước là cây dứa 3,4 nghìn ha, tăng 2,0%; cây na 0,5 nghìn ha, tăng 1,8%;...
Trong 9 tháng đầu năm 2022, sản lượng cây ăn quả ước đạt 96,8 ngàn tấn, tăng 2,1% (+ 2,0 nghìn tấn); trong đó sản lượng dứa ước đạt 50,9 nghìn tấn, tăng 2,3% (+1,1 nghìn tấn) chiếm 52,6% tổng sản lượng cây ăn quả của tỉnh; sản lượng chuối đạt 17,9 nghìn tấn, tăng 1,5% (+ 0,3 nghìn tấn); sản lượng na ước đạt 3,6 nghìn tấn, tăng 3,4% (+0,1 nghìn tấn)...
1.1.2. Chăn nuôi
Tình hình chăn nuôi trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua vẫn gặp một số khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm và giá thức ăn chăn nuôi tăng cao. Tuy vậy, các cơ sở chăn nuôi vẫn tập trung tái đàn để cung cấp thực phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Tại thời điểm báo cáo, tổng đàn trâu, bò ước đạt trên 49,5 nghìn con, tăng 0,7% (+ 0,4 nghìn con) so với cùng thời điểm năm trước, trong đó: đàn trâu tăng 0,8% (+ 0,1 nghìn con); đàn bò tăng 0,7% (+ 0,3 nghìn con); đàn lợn ước đạt 274,4 nghìn con, tăng 0,4% (+ 1,2 nghìn con); đàn gia cầm ước đạt 6,2 triệu con, tăng 4,2% (+ 0,3 triệu con), trong đó, đàn gà ước đạt 4,2 triệu con, tăng 2,4% (+ 0,1 triệu con).
Sản lượng thịt hơi xuất chuồng: ước tính quý III năm 2022, sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 14,9 nghìn tấn, tăng 1,5% (+ 0,2 nghìn tấn) so với cùng quý năm trước. Tính chung lại, trong 9 tháng đầu năm, sản lượng thịt hơi xuất chuồng ước đạt 46,6 nghìn tấn, tăng 8,4% (+3,6 nghìn tấn), trong đó: đàn trâu, bò ước đạt 2,8 nghìn tấn, tăng 2,1% (+0,06 nghìn tấn); đàn lợn ước đạt 31,5 nghìn tấn, tăng 10,1% (+ 2,9 nghìn tấn); đàn gia cầm ước đạt 11,0 nghìn tấn, tăng 6,1% (+ 0,6 nghìn tấn) so với cùng kỳ năm trước...
Sản lượng trứng gia cầm ước tính quý III năm 2022 đạt 42 triệu quả, tăng 7,7% (+ 3,0 triệu quả); 9 tháng đầu năm ước đạt 125 triệu quả, tăng 8,7% (+ 10,0 triệu quả) so với cùng kỳ năm trước.
Tình hình dịch bệnh: Trong 9 tháng đầu năm 2022, trên địa bàn tỉnh xuất hiện 05 ổ dịch cúm gia cầm ở xã Yên Lộc huyện Kim Sơn; xã Khánh Nhạc, xã Khánh Mậu huyện Yên Khánh; thị trấn Me huyện Gia Viễn và xã Đức Long huyện Nho Quan. Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã thông báo cho các địa phương chỉ đạo, hướng dẫn tiêu hủy triệt để toàn bộ với tổng số gia cầm bị tiêu hủy bắt buộc là 12.577 con; tiến hành tiêm phòng bao vây, rắc vôi bột vệ sinh khử trùng tiêu độc toàn bộ khu vực chuồng nuôi. Đến nay các ổ dịch đã được bao vây khống chế, trên địa bàn tỉnh không xuất hiện ổ dịch mới.
Dịch tả lợn châu Phi được kiểm soát tốt trong những tháng đầu năm 2022, từ cuối tháng Tư dịch bệnh diễn biến phức tạp, tái phát trở lại ở cả 8 huyện, thành phố. Chỉ trong quý II/2022 số lợn mắc bệnh phải tiêu hủy trên địa bàn tỉnh đã lên đến 10.975 con. Trước tình hình đó, Chi cục Chăn nuôi và Thú y phối hợp với các địa phương tập trung kiểm soát chặt chẽ công tác kiểm dịch phúc kiểm con giống xuất, nhập ra vào địa bàn tỉnh; hướng dẫn các cơ sở chăn nuôi thực hiện các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh... Sang quý III/2022, dịch tả lợn châu Phi có xu hướng giảm và đến ngày 21/9/2022 dịch tả lợn Châu Phi đã được khống chế hoàn toàn, không còn ổ dịch nào trên địa bàn tỉnh. Số lượng lợn tiêu hủy tính từ ngày 01/01/2022 đến hết ngày 21/9/2022 trên địa bàn toàn tỉnh là 13.892 con với trọng lượng tiêu hủy trên 635,9 tấn.
1.2. Lâm nghiệp
Sản xuất lâm nghiệp trong kỳ tập trung chủ yếu vào công tác trồng rừng, trồng cây phân tán, chăm sóc, bảo vệ và duy trì các biện pháp phòng chống cháy rừng.
Trong tháng, thời tiết thuận lợi, các hộ tiếp tục trồng rừng vụ thu đông, diện tích rừng trồng mới tập trung tháng 9 ước đạt 39 ha, giảm 9,9% (- 4,3 ha) so với cùng tháng năm trước; sản lượng gỗ khai thác ước đạt 2,1 nghìn m3, giảm 9,1% (- 0,2 nghìn m3); sản lượng củi ước đạt 2,3 nghìn ste, giảm 15,7% (- 0,4 nghìn ste); số cây trồng phân tán ước đạt 47,8 nghìn cây, tăng 2,2% (+ 1,0 nghìn cây).
Tính chung lại, 9 tháng đầu năm, diện tích rừng trồng mới tập trung ước đạt 139 ha, giảm 26,3% (- 49,6 ha) so với cùng kỳ năm trước; sản lượng gỗ khai thác ước đạt 17,4 nghìn m3, giảm 10,0% (- 1,9 nghìn m3); sản lượng củi khai thác ước đạt 19,7 nghìn ste, giảm 14,6% (- 3,4 nghìn ste); số cây trồng phân tán ước đạt 537,6 nghìn cây, tăng 7,1% (+ 35,6 nghìn cây).
Trong 9 tháng đầu năm, trên địa bàn tỉnh xảy ra 01 vụ cháy rừng vào cuối tháng Tư tại khu vực núi Thung Xoan, thôn Hang Nước, xã Quang Sơn, thành phố Tam Điệp với diện tích khoảng 0,061 ha, trong đó: diện tích núi đá không có cây thảm thực vật là 0,024 ha; diện tích rừng núi đá bị thiệt hại là 0,037 ha.
1.3. Thủy sản
Sản xuất thủy sản 9 tháng đầu năm 2022 phát triển trong điều kiện thời tiết tương đối thuận lợi, các đối tượng nuôi sinh trưởng và phát triển tốt, không có dịch bệnh xảy ra. Hình thức nuôi thâm canh, bán thâm canh được duy trì ổn định tại các vùng nuôi tập trung, nhiều hộ đã ứng dụng công nghệ vi sinh để quản lý môi trường ao nuôi, nhằm nâng cao năng suất và thu nhập cho người nuôi. Sản lượng thuỷ sản đảm bảo cung cấp kịp thời cho nhu cầu của thị trường tăng cao do các hoạt động ngành dịch vụ ăn uống phục hồi nhanh sau ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Sản xuất giống thủy sản: ngoài các đối tượng sản xuất chính là ngao, hàu và cua xanh, người dân đưa vào sản xuất thử nghiệm một số đối tượng mới như sò huyết bước đầu đem lại hiệu quả. Ngoài việc cung cấp giống cho các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng nuôi thương phẩm, các trại còn xuất bán ổn định cho các tỉnh Miền trung để ương nuôi làm thức ăn cho tôm hùm.
Sản lượng thủy sản tháng Chín ước đạt 6,1 nghìn tấn, tăng 6,5% (+ 0,4 nghìn tấn) so với cùng tháng năm trước, trong đó sản lượng nuôi trồng ước đạt 5,5 nghìn tấn, tăng 6,9%, sản lượng khai thác ước đạt 0,6 nghìn tấn, tăng 2,4%.
Sản lượng thuỷ sản 9 tháng đầu năm ước đạt 49,7 nghìn tấn, tăng 5,3% (+ 2,5 nghìn tấn) so với cùng kỳ năm trước. Chia ra: sản lượng nuôi trồng đạt 44,7 nghìn tấn, tăng 6,3% (+ 2,6 nghìn tấn); sản lượng thuỷ sản khai thác đạt 5,0 nghìn tấn, giảm 2,8% (- 0,1 nghìn tấn). Sản lượng cá ước đạt 26,4 nghìn tấn, tăng 2,7% (+ 0,7 nghìn tấn); sản lượng tôm ước đạt 3,1 nghìn tấn, tăng 12,0% (+ 0,3 nghìn tấn); sản lượng thuỷ sản khác ước đạt 20,2 nghìn tấn, tăng 8,0% (+ 1,5 nghìn tấn).
2. Sản xuất công nghiệp
Tình hình dịch Covid - 19 những tháng đầu năm 2022 đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động công nghiệp trên cả nước nói chung và Ninh Bình nói riêng; bên cạnh đó, xung đột quân sự giữa Nga và U-crai-na tác động tiêu cực đến nhiều hoạt động sản xuất, làm tăng chi phí sản xuất ở các ngành, lĩnh vực. Do vậy, sản xuất công nghiệp 9 tháng đầu năm vẫn duy trì mức tăng so với cùng kỳ, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng không cao.
Chỉ số công nghiệp (IIP) toàn tỉnh tháng Chín năm nay ước tính tăng 6,60% so với cùng tháng năm 2021, trong đó ngành công nghiệp khai khoáng tăng 42,85%, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,52%, ngành công nghiệp sản xuất phân phối điện tăng 3,63%, ngành cung cấp nước và xử lý rác thải tăng 4,19%.
Tính chung lại 9 tháng đầu năm 2022 chỉ số phát triển công nghiệp (IIP) toàn tỉnh tăng 3,02%, trong đó ngành công nghiệp khai khoáng giảm 1,32%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 3,69%; ngành công nghiệp sản xuất, phân phối điện giảm 13,4%; ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 1,29%.
Tính theo giá so sánh 2010: Giá trị sản xuất công nghiệp tháng Chín toàn tỉnh ước đạt 8.236,2 tỷ đồng, tăng 10,1% so với cùng tháng năm trước. Trong đó: công nghiệp khai khoáng đạt 55,6 tỷ đồng, tăng 25,5%; công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 8.073,3 tỷ đồng, tăng 10,0%; công nghiệp sản xuất, phân phối điện đạt 81,3 tỷ đồng, tăng 6,3%; công nghiệp sản xuất nước và hoạt động quản lý, xử lý rác thải đạt 26,0 tỷ đồng, tăng 6,1%.
Tính chung lại, tổng giá trị sản xuất công nghiệp 9 tháng đầu năm 2022 toàn tỉnh đạt 72.353,3 tỷ đồng, tăng 6,1% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó: công nghiệp khai khoáng đạt 427,9 tỷ đồng, giảm 2,8%; công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 70.955,1 tỷ đồng, tăng 6,3%; công nghiệp sản xuất, phân phối điện đạt 750,4 tỷ đồng, giảm 6,6%; công nghiệp cung cấp nước và xử lý rác thải đạt 219,9 tỷ đồng, tăng 3,2%.
Sản phẩm công nghiệp chủ yếu: Trong tháng Chín năm 2022 một số sản phẩm công nghiệp tăng khá so với cùng tháng năm trước là: đá các loại 0,4 triệu m3, tăng 43,1%; ngô đóng hộp 154,0 tấn, tăng 91,3%; nước dứa tươi 140,0 nghìn lít, tăng 7,7%; thức ăn cho gia súc 3,8 nghìn tấn, gấp 2,6 lần; nước khoáng không có ga 0,5 triệu lít, tăng 46,2%; giày, dép các loại 4,6 triệu đôi, tăng 19,6%; găng tay 0,4 triệu đôi, tăng 3,9%; xi măng 0,5 triệu tấn, tăng 26,7%; tai nghe điện thoại di động 1,0 triệu cái, gấp 2,5 lần; xe ô tô chở hàng 0,7 nghìn chiếc, tăng 20,0%; cần gạt nước ô tô 1,1 triệu cái, tăng 6,5%; đồ chơi hình con vật 3,1 triệu con, tăng 56,9%; điện thương phẩm 0,2 tỷ Kwh, tăng 6,8%; nước máy thương phẩm 2,4 triệu m3, tăng 3,3%;... Bên cạnh đó, một số sản phẩm có mức sản xuất giảm sút như: dứa đóng hộp 0,4 nghìn tấn, giảm 53,8%; phân Ure 44,9 nghìn tấn, giảm 10,9%; phân NPK 7,0 nghìn tấn, giảm 16,7%; phân lân nung chảy 4,0 nghìn tấn, giảm 68,3%; kính nổi 31,6 nghìn tấn, giảm 7,6%; clanke 80,0 nghìn tấn, giảm 73,7%; linh kiện điện tử 8,0 triệu cái, giảm 33,9%; kính máy ảnh 130,0 nghìn cái, giảm 32,6%; xe ô tô 5 chỗ ngồi trở lên 4,6 nghìn chiếc, giảm 15,9%;...
Tính chung lại, 9 tháng đầu năm 2022 các sản phẩm công nghiệp có mức tăng khá so với cùng kỳ năm 2021 là: dứa đóng hộp 9,2 nghìn tấn, tăng 29,1%; nước dứa tươi 3,4 triệu lít, tăng 63,1%; thức ăn cho gia súc 21,4 nghìn tấn, tăng 25,6%; quần, áo các loại 77,7 triệu cái, tăng 18,5%; giày, dép các loại 38,4 triệu đôi, tăng 10,8%; phân lân nung chảy 109,7 nghìn tấn, tăng 4,5%; modul camera 250,8 triệu cái, tăng 34,0%; xe ô tô chở hàng 8,0 nghìn cái, tăng 41,6%; đồ chơi hình con vật 16,7 triệu con, tăng 40,6%;...
Tuy nhiên, một số sản phẩm có mức sản xuất giảm sút là: đá các loại 2,7 triệu m3, giảm 0,8%; ngô ngọt đóng hộp 1,8 nghìn tấn, giảm 10,3%; nước khoáng không có ga 3,2 triệu lít, giảm 4,8%; găng tay 3,6 triệu đôi, giảm 0,1%; phân Ure 0,3 triệu tấn, giảm 14,8%; phân NPK 66,4 nghìn tấn, giảm 29,7%; clanke 1,5 triệu tấn, giảm 33,9%; linh kiện điện tử 86,5 triệu cái, giảm 13,7%; tai nghe điện thoại di động 4,0 triệu cái, giảm 21,9%; xe ô tô 5 chỗ ngồi trở lên 36,7 nghìn chiếc, giảm 25,0%; cần gạt nước ô tô 8,0 triệu cái, giảm 20,4%; điện sản xuất 390,1 triệu Kwh, giảm 22,8%; điện thương phẩm 1,9 tỷ Kwh, giảm 0,4%;...
Chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo: Một số ngành có chỉ số tồn kho tăng cao so với cùng tháng năm trước như: sản xuất đồ uống tăng 26,0%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại tăng 56,13%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy tính vi tính và sản phẩm quang học gấp 2,3 lần; sản xuất thiết bị điện tăng 45,34%; ...
Khối lượng tồn kho một số sản phẩm đến 31/8/2022 là: giày, dép 1.157,5 nghìn đôi; đạm urê 30,2 nghìn tấn; phân NPK 37,2 nghìn tấn; phân lân nung chảy 20,8 nghìn tấn; kính xây dựng 107,4 nghìn tấn; xi măng 63,6 nghìn tấn; thanh, que sắt hoặc thép không hợp kim, được cán nóng 25,0 nghìn tấn; bản vi mạch điện tử 18,7 triệu chiếc; camera và linh kiện điện tử 15,5 triệu cái; xe ô tô 5 chỗ ngồi trở lên 291 chiếc;...
3. Vốn đầu tư và phát triển
Tổng vốn đầu tư phát triển tháng Chín năm nay toàn tỉnh ước đạt 2.627,5 tỷ đồng, tăng 1,7% so với cùng tháng năm 2021. Chia ra: Vốn Nhà nước đạt 481,4 tỷ đồng, tăng 14,8%; vốn ngoài Nhà nước đạt 1.899,5 tỷ đồng, giảm 4,1%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 246,6 tỷ đồng, tăng 35,0%.
Tính chung lại, tổng vốn đầu tư phát triển 9 tháng đầu năm 2022 toàn tỉnh ước đạt 22.411,2 tỷ đồng, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm trước (đạt 83,0% kế hoạch năm 2022). Chia ra: Vốn Nhà nước đạt 3.908,9 tỷ đồng, tăng 13,1%; vốn ngoài Nhà nước đạt 15.697,6 tỷ đồng, tăng 1,2%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 2.804,7 tỷ đồng, gấp 2,2 lần.
Khối lượng vốn đầu tư thực hiện trong 9 tháng đầu năm 2022 tập trung ở một số công trình, dự án như:
- Khu vực đầu tư công: Dự án xây dựng tuyến đường bộ ven biển qua tỉnh Ninh Bình (Giai đoạn 1) ước đạt 167,9 tỷ đồng; dự án cải tạo nâng cấp đường ĐT.477 đoạn từ ngã ba Gián Khẩu đến hết phạm vi khu 50 ha mở rộng KCN Gián Khẩu ước đạt 100,0 tỷ đồng; dự án xây dựng tuyến đường ĐT.482 kết nối quốc lộ 1A với quốc lộ 10 ước đạt 86,0 tỷ đồng; dự án nâng cấp tuyến đê hữu Hoàng Long và sông Đáy kết hợp giao thông đoạn từ Bái Đính đi Kim Sơn ước đạt 53,0 tỷ đồng; dự án xây dựng Công viên cây xanh, quảng trường, nhà văn hóa trung tâm huyện Nho Quan ước đạt 44,9 tỷ đồng; dự án xây dựng Nhà văn hóa Trung tâm tỉnh Ninh Bình ước đạt 41,3 tỷ đồng; dự án xây dựng khu Trung tâm Thể dục Thể thao huyện Kim Sơn ước đạt 36,3 tỷ đồng; dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khu du lịch sinh thái Tràng An và các dự án thành phần ước đạt 35,8 tỷ đồng; dự án xây dựng khu Trung tâm văn hóa Cộng đồng huyện Kim Sơn ước đạt 35,5 tỷ đồng; dự án đầu tư xây dựng tuyến đường T21 (đường Lê Duẩn) ước đạt 26,0 tỷ đồng…
- Dự án sử dụng vốn ODA: Dự án sửa chữa nâng cao an toàn đập tỉnh Ninh Bình ước đạt 133,6 tỷ đồng;