Hôm nay, thứ 5 05/09/2024
Tìm kiếm:  

THÔNG TIN THỐNG KÊ THÁNG


Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Bình năm 2023

 

Năm 2023 là năm giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XXII và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, thách thức, hầu hết các nền kinh tế trên thế giới đều có mức tăng trưởng thấp hơn kỳ vọng do tổng cầu suy giảm; lạm phát đã hạ nhiệt nhưng vẫn ở mức cao, chính sách tiền tệ thắt chặt; tình hình chính trị phức tạp; thiên tai, biến đổi khí hậu… ngày càng gia tăng.

Trong nước, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm. Tuy nhiên, tình hình thế giới tiếp tục tác động đến kinh tế của nước ta, hoạt động sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn; nhu cầu thị trường trong nước bị thu hẹp, xuất khẩu sang các thị trường chủ lực đều giảm so với cùng kỳ.

Năm 2023, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân trong tỉnh tiếp tục nỗ lực phấn đấu thực hiện tốt các giải pháp mà Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XXII đề ra. Uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh đã chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng như đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công; triển khai các gói tín dụng hỗ trợ các ngành, lĩnh vực; miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, tiền sử dụng đất, hỗ trợ doanh nghiệp tập trung duy trì sản xuất, kinh doanh, nâng cao tăng trưởng kinh tế; công tác an sinh xã hội được quan tâm kịp thời, thiết thực. Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục đạt được nhiều kết quả tích cực và toàn diện, cơ bản đạt được mục tiêu tổng quát đề ra, hoàn thành và hoàn thành vượt mức 12/15 chỉ tiêu chủ yếu (trong đó có 10 chỉ tiêu hoàn thành vượt mức). Dưới đây là một số kết quả đạt được:

1. Các chỉ tiêu tổng hợp[1]

1.1. Tăng trưởng kinh tế

Kinh tế từng bước phục hồi trong trạng thái bình thường mới. Tổng sản phẩm xã hội (GRDP) trên địa bàn toàn tỉnh năm 2023 (theo giá so sánh 2010) ước tính đạt 53.389,8 tỷ đồng, tăng 7,27 % so với năm 2022. Trong đó: Giá trị tăng thêm khu vực I (nông, lâm nghiệp và thủy sản) ước đạt 4.693,9 tỷ đồng, tăng 2,86%, đóng góp 0,26 điểm phần trăm; khu vực II (công nghiệp - xây dựng) ước đạt 18.969,3 tỷ đồng, tăng 2,95%, đóng góp 1,09 điểm phần trăm (riêng công nghiệp ước đạt 14.404,8 tỷ đồng, tăng 1,51%, đóng góp 0,43 điểm phần trăm); khu vực III (dịch vụ) ước đạt 20.402,2  tỷ đồng, tăng 13,23%, đóng góp 4,79 điểm phần trăm; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 9.324,4 tỷ đồng, tăng 6,38%, đóng góp 1,13 điểm phần trăm.

1.2. Cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thuỷ sản, tăng tỷ trọng khu vực dịch vụ. Khu vực dịch vụ dần trở thành thế mạnh của tỉnh khi ngành du lịch được quan tâm đầu tư phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

Tổng sản phẩm xã hội (GRDP) trên địa bàn toàn tỉnh năm 2023 (theo giá hiện hành) ước đạt trên 88.947,3 tỷ đồng. Chia ra: Khu vực nông, lâm nghiệp, thuỷ sản ước đạt 7.652,7 tỷ đồng, chiếm 8,6%; khu vực công nghiệp - xây dựng ước đạt 31.916,0 tỷ đồng, chiếm 35,88%, riêng công nghiệp ước đạt 24.720,7 tỷ đồng, chiếm 27,79%; khu vực dịch vụ ước đạt 35.235,9 tỷ đồng, chiếm 39,62%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm ước đạt 14.142,7 tỷ đồng, chiếm 15,9%.

Tổng sản phẩm trên địa bàn năm 2023

 

 

 

 

   

Tỷ đồng

 

 

Theo giá hiện hành

 

Theo giá so sánh 2010

   

Ước tính

Cơ cấu

 

Ước tính

Năm 2023 so với

   

 năm 2023

(%)

 

 năm 2023

năm 2022 (%)

   

 

 

 

 

 

             

TỔNG SỐ

88.947,3

100,00

 

53.389,8

107,27

Nông, lâm nghiệp và thủy sản

7.652,7

8,60

 

4.693,9

102,86

Công nghiệp và xây dựng

31.916,0

35,88

 

18.969,3

102,95

 

Công nghiệp

24.720,7

27,79

 

14.404,8

101,51

 

Xây dựng

7.195,3

8,09

 

4.564,5

107,77

Dịch vụ

35.235,9

39,62

 

20.402,2

113,23

Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm

14.142,7

15,90

 

9.324,4

106,38

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Tài chính, ngân hàng

2.1. Thu, chi ngân sách Nhà nước trên địa bàn

Công tác quản lý thu, chi ngân sách nhà nước tiếp tục được đẩy mạnh, triển khai kịp thời, hiệu quả các chính sách của Trung ương và địa phương để hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân, kích cầu hợp lý, thúc đẩy tăng trưởng. Bên cạnh đó, UBND tỉnh đã triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp quản lý thu theo dõi chặt chẽ tiến độ thu ngân sách và đẩy mạnh các biện pháp chống thất thu ngân sách.

Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn: Bên cạnh những thuận lợi như kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát tốt, các cân đối lớn được đảm bảo vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức đó là giá nguyên, vật liệu tăng cao, thị trường tiêu thụ bị thu hẹp, hàng tồn kho lớn, số lượng đơn đặt hàng và quy mô đơn hàng giảm, nhu cầu tiêu dùng giảm sút… khiến hầu hết các doanh nghiệp trọng điểm trong tỉnh không đảm bảo dự toán giao, nộp ngân sách giảm so với cùng kỳ, đặc biệt là Tập đoàn ô tô Thành Công... Cùng với đó, việc triển khai thực hiện các chính sách giảm thuế, gia hạn nộp thuế cho người nộp thuế như: Giảm 50% thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu; giảm 30% tiền thuê đất, thuê mặt nước của năm 2022 đối với các đối tượng thuê đất trả tiền hàng năm bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19; gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước; giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 101/2023/QH15 ngày 24/6/2023 của Quốc hội đã tác động lớn đến hoạt động phát triển kinh tế - xã hội và công tác thu NSNN của tỉnh.

Tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh (chưa bao gồm hoàn thuế GTGT) năm 2023 ước thực hiện 16.431,0 tỷ đồng, đạt 73,4% dự toán năm HĐND giao và giảm 32,3% so với năm 2022. Trong đó: Thu nội địa ước đạt 13.556,0 tỷ đồng (chiếm 82,5% tổng thu), đạt 75,1% dự toán năm và giảm 29,9%; thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu ước đạt 2.875,0 tỷ đồng (chiếm 17,5% tổng thu), đạt 66,4% dự toán và giảm 42,0%. Một số lĩnh vực thu chủ yếu trong năm 2023 là: thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh 10.317,0 tỷ đồng, đạt 81,0% dự toán, giảm 27,0%; các khoản thu về nhà đất 1.622,2 tỷ đồng, đạt 52,4% dự toán, giảm 48,2%; thuế thu nhập cá nhân 337,0 tỷ đồng, đạt 89,9% dự toán, giảm 5,0%; lệ phí trước bạ 270,0 tỷ đồng, đạt 77,1% dự toán, giảm 25,8%;...

Chi ngân sách địa phương: HĐND, UBND tỉnh đã ban hành nhiều Nghị quyết, Chỉ thị nhằm thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, triệt để tiết kiệm; thực hiện cơ cấu lại chi NSNN, tái cơ cấu đầu tư công, tập trung triển khai các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện nghiêm quy định của Luật Đầu tư công và các quy định về quản lý vốn đầu tư, xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản từ nguồn NSNN và vốn trái phiếu Chính phủ; Tập trung các nguồn lực tài chính của địa phương để chi trả kịp thời các khoản chi theo chế độ, đặc biệt là các khoản chi tiền lương và các khoản phụ cấp theo lương và các chế độ chính sách an sinh xã hội theo quy định, đảm bảo kinh phí phòng, chống thiên tai, dịch bệnh; chi NSNN được điều hành theo hướng chặt chẽ, thực hiện tiết kiệm chi thường xuyên; hạn chế bổ sung ngoài dự toán… Chi ngân sách địa phương đã cơ bản đáp ứng nhiệm vụ của các cấp, các ngành và các đơn vị, đảm bảo kinh phí thực hiện các chính sách, chế độ của Trung ương và của tỉnh ban hành, tăng cường thực hiện các chính sách an sinh xã hội và đảm bảo nguồn ngân sách để thực hiện các nhiệm vụ quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tổng chi ngân sách địa phương ước thực hiện năm 2023 là 16.112,2 tỷ đồng, đạt 91,0% dự toán, giảm 0,8% so với năm 2022. Trong đó: chi đầu tư phát triển ước thực hiện 5.794,6 tỷ đồng, đạt 85,3% dự toán và giảm 28,3%; chi thường xuyên ước thực hiện 8.792,9 tỷ đồng, đạt 98,5% dự toán, tăng 7,8%. Trong chi thường xuyên: chi quốc phòng, an ninh ước thực hiện 384,7 tỷ đồng, tăng 0,4%; chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề 3.653,6 tỷ đồng, tăng 16,2%; chi sự nghiệp y tế, dân số và kế hoạch hóa gia đình 649,2 tỷ đồng, giảm 18,4%; chi sự nghiệp kinh tế 1.080,8 tỷ đồng, tăng 11,8%; chi quản lý hành chính, Đảng, đoàn thể 1.648,3 tỷ đồng, giảm 0,2%; chi sự nghiệp đảm bảo xã hội 665,5 tỷ đồng, tăng 16,7%.

2.2. Tín dụng ngân hàng

Các tổ chức tín dụng, ngân hàng trên địa bàn tỉnh cơ bản đảm bảo vốn tín dụng cho phát triển sản xuất và tiêu dùng, triển khai thực hiện các chương trình, chính sách tín dụng theo chủ trương của Chính phủ, hướng dẫn của Ngân hàng nhà nước Việt Nam và các Bộ, ngành, đảm bảo cung ứng vốn cho nền kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng, dịch vụ ngân hàng; tiếp tục thực hiện các giải pháp để giảm mặt bằng lãi suất, nhất là giảm lãi suất cho vay đối với các khoản cho vay đang còn dư nợ hiện hữu và các khoản vay mới (phấn đấu mức giảm lãi suất tối thiểu từ 1,5-2%/năm) nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh. Tổng nguồn vốn huy động từ dân cư và các tổ chức kinh tế đến ngày 31/12/2023 ước đạt 66.215 tỷ đồng, tăng 13,8% so với thời điểm 31/12/2022, đáp ứng 57,7% tổng dư nợ tín dụng. Trong đó: Nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế là 17.423 tỷ đồng, chiếm 26,3%; nguồn vốn huy động từ dân cư là 48.792 tỷ đồng, chiếm 73,7%. Nguồn vốn ngắn hạn chiếm 76,6%, nguồn vốn trung hạn và dài hạn chiếm 23,4%.

 Các chi nhánh ngân hàng, tổ chức tín dụng trên địa bàn tích cực cung ứng vốn tín dụng cho các doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh nhằm đẩy nhanh quá trình phục hồi kinh tế, các chi nhánh Ngân hàng thương mại và chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tiếp tục thực hiện chương trình tín dụng ưu đãi theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2023 của Chính phủ. Quy mô dư nợ cho vay đối với nền kinh tế đến 31/12/2023 là 114.785 tỷ đồng, tăng 4,9% so với đầu năm, trong đó: dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm 67,3%, dư nợ cho vay trung, dài hạn chiếm 32,7%; dư nợ cho vay bằng tiền VND chiếm 96,1%, dư nợ bằng ngoại tệ chiếm 3,9%.

Công tác thanh toán, phát triển mạng lưới dịch vụ ngân hàng được tập trung chỉ đạo, đẩy mạnh triển khai các giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt đối với các khoản thu phí, lệ phí trong giải quyết thủ tục hành chính.

3. Chỉ số giá

Sau hai tháng giảm liên tiếp trước đó, chỉ số giá tiêu dùng và dịch vụ chung trên địa bàn tỉnh (CPI) trong tháng Mười hai đã ghi nhận mức tăng 0,33% so với tháng trước; so với cùng tháng năm trước CPI tăng 3,51%. Bình quân năm 2023, CPI tăng 2,69%.

So với tháng trước, thị trường giá cả hàng hóa và dịch vụ trên địa bàn tỉnh tương đối ổn định. Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có 04 nhóm có chỉ số giá tăng, 03 nhóm có chỉ số giá giảm và 04 nhóm giữ chỉ số giá ổn định. Các nhóm có chỉ số giá tăng gồm: nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng cao nhất 7,77% do giá dịch vụ y tế tăng 10,58% khi các cơ sở khám chữa bệnh thực hiện Thông tư 22/2023/TT-BYT ngày 17/11/2023 quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trong toàn quốc và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế trong một số trường hợp, là nguyên nhân chính tác động làm tăng CPI; nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,62%; nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 0,25%; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,17%. Các nhóm có chỉ số giá giảm gồm: nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,59% (nhóm lương thực tăng 2,6%, nhóm thực phẩm giảm 1,3%, nhóm ăn uống ngoài gia đình vẫn giữ nguyên); nhóm giao thông giảm 0,49% do giá xăng, dầu được điều chỉnh giảm trong tháng; nhóm giáo dục giảm nhẹ 0,01%. Bốn nhóm giữ ổn định gồm:  nhóm đồ uống và thuốc lá, nhóm may mặc, mũ nón và giày dép, nhóm bưu chính viễn thông và nhóm văn hóa, giải trí và du lịch.

CPI bình quân năm 2023 tăng 2,69% so với bình quân năm 2022. Trong đó, có đến 09/11 nhóm có chỉ số giá tăng gồm: nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 3,83% (lương thực tăng 7,42%; thực phẩm tăng 3,34%; ăn uống ngoài gia đình tăng 3,69%); nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 5,08%; nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 4,64%; nhóm hàng hoá và dịch vụ khác tăng 4,45%; nhóm văn hoá, giải trí và du lịch tăng 2,49%; nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 2,38%; nhóm giáo dục tăng 1,51%; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 1,13% và nhóm may mặc, mũ nón và giày dép tăng 0,89%. Chỉ có 02 nhóm có chỉ số giá giảm là: nhóm giao thông giảm 2,25% và nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,06%.

Các nguyên nhân chủ yếu tác động làm tăng CPI năm 2023 là:

i) Giá gạo tăng 7,25% theo giá gạo xuất khẩu khi nguồn cung gạo trên thế giới giảm sút.

ii) Giá xi măng, sắt, thép tăng do giá nhiên liệu đầu vào tăng tác động làm giá nhóm nhà ở thuê tăng 6,1%, giá nhóm vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 2,3% và giá nhóm dịch vụ sửa chữa nhà ở tăng 17,89%.

iii) Giá điện sinh hoạt bình quân tăng 4,4% khi Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tăng giá bán lẻ điện bình quân.

iiii) Giá thuốc và thiết bị y tế tăng 7,2% do việc mua sắm thuốc và vật tư y tế tại các cơ sở y tế còn gặp khó khăn.

Bên cạnh đó vẫn có những yếu tố làm giảm CPI như:

i) Giá xăng, dầu diezel liên tục được điều chỉnh giảm theo giá nhiên liệu thế giới, so với năm 2022, giá xăng đã giảm 8,54%, giá dầu diezel giảm 13,39% tác động làm giá nhóm nhiên liệu giảm 8,37%.

ii) Giá ga trong nước được điều chỉnh giảm theo giá ga thế giới, giá ga đã giảm 9,04% so với cùng kỳ năm trước.

 Chỉ số giá vàng và chỉ số giá đô la Mỹ: Chỉ số giá vàng tháng Mười hai tăng 4,56% so với tháng trước, tăng 14,26% so với cùng tháng năm trước. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng này giảm 0,92% so với tháng 11/2023, tăng 2,9% so với tháng 12 năm trước. Bình quân năm 2023, chỉ số giá vàng tăng 5,62%, chỉ số giá đô la Mỹ tăng 4,2% so với bình quân năm 2022.

4. Vốn đầu tư thực hiện

Xác định việc giải ngân vốn đầu tư công là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm, trong năm, tỉnh Ninh Bình đã tập trung chỉ đạo triển khai quyết liệt nhiều giải pháp nhằm tạo điều kiện đẩy nhanh tiến độ thực hiện của các dự án, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, các chủ đầu tư và nhà thầu thi công trên địa bàn tỉnh tập trung tối đa nhân lực, thiết bị và vật tư thi công triển khai một cách đồng bộ, xuyên suốt các giải pháp để tận dụng thời gian, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc hoàn thành kế hoạch vốn đầu tư thực hiện năm 2023.

Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn toàn tỉnh năm 2023 ước đạt 32.155,8 tỷ đồng, tăng 7,5% so với năm 2022. Chia ra: vốn Nhà nước đạt 7.043,4 tỷ đồng, tăng 24,1%; vốn ngoài Nhà nước đạt 23.555,4 tỷ đồng, tăng 12,5%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 1.557,0 tỷ đồng, giảm 52,9%.

Một số công trình, dự án chủ yếu trong năm 2023 có khối lượng vốn đầu tư thực hiện lớn như:

- Khu vực đầu tư công: Dự án xây dựng tuyến đường Đông - Tây, tỉnh Ninh Bình (giai đoạn I) ước đạt trên 644,4 tỷ đồng; dự án xây dựng tuyến đường ĐT.482 kết nối quốc lộ 1A với quốc lộ 10 và kết nối quốc lộ 10 với quốc lộ 12B ước đạt gần 447,8 tỷ đồng; dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khu du lịch sinh thái Tràng An và các dự án thành phần ước đạt trên 257,5 tỷ đồng; dự án xây dựng tuyến đường bộ ven biển qua tỉnh Ninh Bình (giai đoạn 1) ước đạt trên 124,2 tỷ đồng; dự án Nhà văn hóa trung tâm tỉnh Ninh Bình ước đạt gần 96 tỷ đồng; dự án Đầu tư xây dựng tuyến đường T21 (đường Lê Duẩn) giai đoạn 1 ước đạt gần 92,4 tỷ đồng; dự án Nâng cấp, cải tạo, sửa chữa xây dựng trụ sở HĐND và UBND huyện Nho Quan ước đạt trên 71,8 tỷ đồng; dự án đầu tư xây dựng cầu vượt sông Vân và đường dẫn phía Tây sông Vân, tỉnh Ninh Bình ước đạt trên 69,2 tỷ đồng; dự án xây dựng khu trung tâm Công viên văn hóa cộng đồng huyện ước đạt trên 58,9 tỷ đồng; dự án Nâng cấp tuyến đường chính vào khu du lịch suối Kênh Gà và động Vân Trình (giai đoạn 1) ước đạt gần 58,1 tỷ đồng; dự án đầu tư cải tạo, nâng cấp và mua sắm trang thiết bị cho 43 trạm y tế tuyến, xã tỉnh Ninh Bình ước đạt 58 tỷ đồng; dự án xây dựng đường quyết thắng (giai đoạn 1) ước đạt gần 56,4 tỷ đồng;…

- Dự án sử dụng vốn ODA: Dự án cải thiện cơ sở hạ tầng đô thị nhằm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu cho 04 tỉnh ven biển Bắc Trung Bộ - Tiểu dự án cải thiện cơ sở hạ tầng đô thị Phát Diệm, huyện Kim Sơn ước đạt 69,5 tỷ đồng.

- Khu vực doanh nghiệp Nhà nước: Các dự án xây dựng, sửa chữa công trình điện, mua sắm máy móc, thiết bị của Công ty TNHH MTV Điện lực Ninh Bình ước đạt trên 119,2 tỷ đồng; dự án xây dựng, sửa chữa công trình điện của Công ty Cổ phần Nhiệt điện Ninh Bình ước đạt trên 88,6 tỷ đồng; dự án đầu tư mua sắm, sửa chữa lớn tài sản của Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình ước đạt gần 28,8 tỷ đồng;…

- Khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước: Dự án xây dựng mạng lưới đường ống nước sạch của Công ty Cổ phần Cấp thoát nước Ninh Bình ước đạt 94 tỷ đồng; dự án xây dựng Trụ sở văn phòng của Công ty TNHH Xuân Thiện Ninh Bình ước đạt trên 98,1 tỷ đồng; dự án xây dựng khu Trung tâm liên hợp du lịch và thể thao sân Golf hồ Yên Thắng của Công ty Cổ phần đầu tư PV- Inconess ước đạt gần 72,6 tỷ đồng; dự án xây dựng Trụ sở văn phòng của Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng và Phát triển Xuân Thành ước đạt gần 33,7 tỷ đồng; dự án xây dựng Trường học liên cấp của Công ty TNHH IQ School ước đạt gần 35,5 tỷ đồng;…

- Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): Dự án mua tài sản, lắp đặt máy móc thiết bị phục vụ sản xuất camera module của Công ty TNHH MCNEX Vina ước đạt gần 572,5 tỷ đồng; dự án xây dựng nhà xưởng phục vụ sản xuất giày của Công ty TNHH Giày Adora Việt Nam ước đạt trên 280,1 tỷ đồng; dự án xây dựng nhà xưởng phục vụ sản xuất giày của Công ty TNHH Giầy Athena Việt Nam ước đạt trên 101,7  tỷ đồng; dự án đầu tư xây dựng Nhà máy HTMV số 2 phục vụ lắp ráp, sản xuất ô tô của Công ty Cổ phần Sản xuất Ô tô Hyundai Thành Công Việt Nam ước đạt gần 91,6 tỷ đồng; dự án sửa chữa lớn tài sản cố định của Công ty Cổ phần Hyundai Thành Công Thương mại ước đạt gần 42,5 tỷ đồng; dự án mua sắm máy móc thiết bị phục vụ sản xuất đồ chơi trẻ em của Công ty TNHH Master Vina ước đạt trên 43 tỷ đồng; dự án mua sắm máy móc thiết bị phục vụ sản xuất mỹ phẩm của Công ty TNHH Mỹ phẩm Global Tone ước đạt trên 34,3 tỷ đồng;….

5. Xu hướng kinh doanh của doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến chế tạo

Kết quả điều tra về xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong quý IV/2023 cho thấy: Có 46,58% số doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh quý IV năm nay tốt hơn quý trước; 34,25% số doanh nghiệp đánh giá gặp khó khăn hơn và 19,17% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh ổn định. Dự kiến quý I/2024 so với quý IV năm nay, có 43,84% số doanh nghiệp đánh giá xu hướng sẽ tốt lên; 30,14% số doanh nghiệp dự báo khó khăn hơn và 26,02% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh sẽ ổn định.

Trong các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến chế tạo trong quý IV năm nay, có 57,53% số doanh nghiệp cho rằng do nhu cầu thị trường trong nước thấp; 52,05% số doanh nghiệp cho rằng do nhu cầu thị trường quốc tế thấp; 42,47% số doanh nghiệp cho rằng tính cạnh tranh cao của hàng hóa trong nước; 32,88% số doanh nghiệp cho rằng gặp khó khăn về tài chính; 27,40% số doanh nghiệp cho rằng tính cạnh tranh của hàng nhập khẩu cao; 23,29% số doanh nghiệp cho rằng thiếu nguyên, nhiên vật liệu; 19,18% số doanh nghiệp cho rằng không tuyển được lao động theo yêu cầu... là các yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

6. Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản

Năm 2023, thời tiết diễn biến thất thường đã ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng, bên cạnh đó giá nguyên vật liệu đầu vào ở mức cao, giá sản phẩm chăn nuôi thấp trong những tháng đầu năm tiếp tục là những khó khăn trong sản xuất nông nghiệp. Từ quý III/2023, dịch bệnh được kiểm soát tốt, giá thịt lợn hơi và các sản phẩm khác ổn định đã tạo điều kiện cho người dân khôi phục sản xuất, tái đàn. Các cấp, các ngành, các địa phương trong tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp, đưa sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt nhiều kết quả quan trọng: Sản xuất trồng trọt đảm bảo đúng khung thời vụ, sản lượng lương thực vượt kế hoạch đề ra, dịch bệnh cơ bản được khống chế; công tác bảo vệ và phòng chống cháy rừng tiếp tục được quan tâm, sản xuất thủy sản phát triển tốt. Hoạt động sản xuất trong năm 2023 của ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản đã có đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh.

6.1. Nông nghiệp

6.1.1. Trồng trọt

a) Cây hàng năm: Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm năm 2023 ước đạt 91,4 nghìn ha, giảm 1,3% (- 1,2 nghìn ha) so với năm trước, trong đó diện tích cây lương thực có hạt đạt 75,1 nghìn ha, giảm 0,5% (- 0,4 nghìn ha). Diện tích cây hàng năm giảm chủ yếu do việc xây dựng các Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp, khu dân cư, làm đường giao thông,… cũng như việc chuyển đổi diện tích một số cây trồng kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả và nuôi trồng thủy sản.

 Cây lúa: Diện tích lúa cả năm 2023 đạt 70,8 nghìn ha, giảm 0,6% (- 0,4 nghìn ha); năng suất lúa đạt 62,0 tạ/hạ, tăng 0,4% (+ 0,23 tạ/ha); sản lượng lúa ước đạt 439,0 nghìn tấn (trong đó có 5,3 nghìn tấn lúa tái sinh), giảm 0,2% (- 1,0 nghìn tấn).

Lúa Đông Xuân: Diện tích gieo cấy lúa vụ Đông Xuân năm 2023 đạt 39,6 nghìn ha, giảm 0,4% (- 0,2 nghìn ha) so với năm 2022; năng suất lúa Đông Xuân năm 2023 bình quân toàn tỉnh đạt 66,8 tạ/ha, tăng 0,5% (+ 0,3 tạ/ha); sản lượng đạt 264,7 nghìn tấn, tăng 0,1% (+ 0,2 nghìn tấn).

Lúa Mùa: Diện tích gieo cấy lúa vụ Mùa năm 2023 đạt 31,2 nghìn ha, giảm 0,9% (- 0,3 nghìn ha) so với cùng vụ năm trước; năng suất lúa vụ Mùa năm 2023 đạt 54,2 tạ/ha, bằng cùng kỳ năm trước; sản lượng đạt 169,0 nghìn tấn, giảm 0,8% (- 1,4 nghìn tấn).

 Cây ngô: Diện tích cây ngô đạt 4,3 nghìn ha, tăng 0,6% (+ 26,0 ha); năng suất đạt 38,7 tạ/ha, tăng 1,0% (+0,4 tạ/ha); sản lượng đạt 16,6 nghìn tấn, tăng 1,7% (+ 0,3 nghìn tấn).

Tính chung lại: Tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2023 ước đạt 455,6 nghìn tấn, giảm 0,2% (- 0,7 nghìn tấn) so với năm 2022 và đạt 102,9% kế hoạch năm 2023.

Cây công nghiệp hàng năm: Diện tích gieo trồng cây công nghiệp hàng năm đạt 2,9 nghìn ha, giảm 12,7% (- 0,4 nghìn ha) so với năm 2022, trong đó cây lạc đạt 2,2 nghìn ha, giảm 10,2% (- 0,3 nghìn ha); cây đậu tương đạt 0,2 nghìn ha, giảm 29,9% (- 0,08 nghìn ha). Sản lượng lạc đạt 6,6 nghìn tấn, giảm 8,3% (- 0,6 nghìn tấn). Sản lượng đậu tương đạt trên 0,3 nghìn tấn, giảm 29,6% (- 0,1 nghìn tấn).

Cây rau, đậu: Diện tích cây rau, đậu năm 2023 đạt 9,6 nghìn ha, giảm 1,7% (- 0,2 nghìn ha) so với cùng kỳ năm trước, trong đó cây rau đạt 9,2 nghìn ha, giảm 2,0%, cây đậu đạt 0,4 nghìn ha, tăng 7,8%; sản lượng rau ước đạt 188,1 nghìn tấn, tăng 0,5%; sản lượng đậu ước đạt 0,6 nghìn tấn, tăng 9,0%.

b) Cây lâu năm: Diện tích cây lâu năm năm 2023 ước đạt 7,6 nghìn ha, tăng 1,2% (+ 88,3 ha) so với năm trước, trong đó diện tích cây ăn quả ước đạt 6,9 nghìn ha, tăng 1,8% (+ 0,1 nghìn ha). Một số loại cây ăn quả có diện tích hiện có đạt khá như: Cây dứa đạt 3,4 nghìn ha; cây chuối đạt 1,1 nghìn ha; cây na 0,6 nghìn ha;... Diện tích cây ăn quả tăng do việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng đã được các địa phương vận dụng như việc chuyển đổi một số diện tích trồng sắn, mía, chè hái lá,... sang trồng các loại cây ăn quả mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Năm 2023, diện tích cây na được mở rộng chủ yếu ở huyện Nho Quan do khu vực này có thổ nhưỡng phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây na, sản phẩm na Phú Long đã được công nhận đạt thương hiệu tiêu chuẩn OCOP 4 sao nên thị trường tiêu thụ sản phẩm tương đối thuận lợi.

Tổng sản lượng cây ăn quả năm 2023 sơ bộ đạt 114,3 nghìn tấn, tăng 2,9% (+ 3,2 nghìn tấn) so với năm trước, trong đó sản lượng dứa ước đạt 70,4 nghìn tấn, tăng 2,8% (+ 1,9 nghìn tấn); sản lượng chuối đạt 22,3 nghìn tấn, tăng 1,1% (+ 0,2 nghìn tấn); sản lượng na đạt 3,7 nghìn tấn, tăng 4,8% (+ 0,2 nghìn tấn); sản lượng bưởi đạt 4,8 nghìn tấn, tăng 8,2% (+ 0,4 nghìn tấn);...

6.1.2. Chăn nuôi

Tình hình chăn nuôi trên địa bàn tỉnh năm 2023 có nhiều tín hiệu tích cực, giá thịt lợn hơi và các sản phẩm khác có xu hướng tăng, bên cạnh đó giá thức ăn chăn nuôi dần hạ nhiệt giảm áp lực chi phí đầu vào, tạo điều kiện cho người chăn nuôi khôi phục và duy trì sản xuất.

Tính đến thời điểm báo cáo, đàn trâu ước đạt 13,0 nghìn con, tăng 0,3% so với cùng thời điểm năm trước; đàn bò ước đạt 35,2 nghìn con, tăng 0,6%; đàn lợn ước đạt 280,5 nghìn con, tăng 1,0%; đàn gia cầm ước đạt 6,7 triệu con, tăng 2,8%.

Tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng năm 2023 ước đạt 66,5 nghìn tấn, tăng 5,7% (+ 3,6 nghìn tấn) so với năm 2022 và đạt 111,4% kế hoạch năm. Trong đó: sản lượng thịt trâu hơi ước đạt 1,0 nghìn tấn, tăng 3,0%; sản lượng thịt bò hơi ước đạt 2,7 nghìn tấn, tăng 3,4%; sản lượng thịt lợn hơi đạt 45,5 nghìn tấn, tăng 6,1% và đạt 112,8% kế hoạch năm; sản lượng thịt gia cầm hơi ước đạt 15,7 nghìn tấn, tăng 5,5%. Sản lượng trứng ước đạt 173,9 triệu quả, tăng 4,3% (+ 7,1 triệu quả) so với cùng kỳ năm trước.

Tình hình dịch bệnh: Trong quý I năm 2023, bệnh cúm gia cầm, bệnh lở mồm long móng trên đàn trâu, bò xuất hiện rải rác ở một số hộ chăn nuôi nhưng đã được khống chế kịp thời, không bị lây lan ra diện rộng. Bệnh dịch tả lợn Châu Phi có xu hướng tái bùng phát và lây lan trên địa bàn các huyện, thành phố từ trung tuần tháng 4/2023, đến cuối tháng 5/2023 có xu hướng giảm. Tính đến ngày 25/12/2023, toàn tỉnh hiện còn 08 xã thuộc 03 huyện Gia Viễn, Nho Quan, Yên Mô còn ổ dịch chưa qua 21 ngày.

6.2. Lâm nghiệp

Sản xuất lâm nghiệp năm 2023 tập trung chủ yếu vào công tác trồng, chăm sóc, bảo vệ, phòng chống cháy rừng và khai thác gỗ từ diện tích rừng đến kỳ khai thác.

Năm 2023, diện tích rừng trồng mới sơ bộ đạt 315 ha, tăng 64,1% (+ 123 ha) so với năm 2022; trong đó diện tích rừng sản xuất trồng mới với 210 ha, chiếm 66,7% tổng diện tích rừng trồng mới tập trung; diện tích rừng phòng hộ trồng mới đạt 100 ha, chiếm 31,7%; diện tích rừng đặc dụng trồng mới đạt 5 ha, chiếm 1,6%. Diện tích rừng phòng hộ trồng mới năm 2023 tăng cao so với năm 2022 do diện tích rừng trồng mới nằm trong khuôn khổ Dự án Phục hồi và quản lý bền vững rừng ngập mặn vùng đồng bằng sông Hồng do Chính phủ Hàn Quốc tài trợ được trồng tại khu vực ven biển huyện Kim Sơn. Số cây lâm nghiệp trồng phân tán trong năm sơ bộ đạt 649,7 nghìn cây, tăng 2,0% (+ 12,7 nghìn cây) so với cùng kỳ năm trước.

Sản lượng gỗ khai thác năm 2023 sơ bộ đạt 26,1 nghìn m3, tăng 2,4% (+ 0,6 nghìn m3) so với năm trước; sản lượng củi khai thác ước đạt 23,4 nghìn ste, giảm 1,7% (- 0,4 nghìn ste).

Diện tích rừng được chăm sóc ước đạt 963,1 ha, giảm 9,4% (- 100,0 ha); diện tích rừng khoanh nuôi xúc tiến tái sinh ước đạt 2,3 ha, giảm 62,2% (- 3,8 ha); diện tích rừng được giao khoán bảo vệ ước đạt 12.108 ha, tương đương với năm trước. Trong năm, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 3 vụ cháy rừng với diện tích thiệt hại là gần 1,0 ha.

6.3. Thủy sản

Sản xuất thủy sản năm 2023 phát triển trong điều kiện thuận lợi, không có dịch bệnh xảy ra. Các địa phương tiếp tục chuyển đổi từ hình thức nuôi quảng canh, bán thâm canh sang nuôi thâm canh, siêu thâm canh năng suất cao, đặc biệt là việc nuôi tôm trong nhà lưới, nuôi qua Đông được mở rộng đã góp phần nâng cao sản lượng và giá trị thủy sản. Sản xuất giống nhuyễn thể tiếp tục phát triển, quy trình ngày càng được hoàn thiện đảm bảo cung cấp cho nhu cầu của thị trường.

Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản năm 2023 sơ bộ đạt 15,3 nghìn ha, tăng 2,7% (+ 0,4 nghìn ha) so với năm 2022, trong đó: diện tích nuôi cá ước đạt 11,2 nghìn ha, tăng 1,2% (+ 0,1 nghìn ha); diện tích nuôi tôm đạt 2,8 nghìn ha, tăng 9,9% (+ 0,2 nghìn ha). Diện tích nuôi theo phương thức thâm canh, bán thâm canh sơ bộ đạt 2,6 nghìn ha, tăng 3,8%; diện tích nuôi theo phương thức quảng canh và quảng canh cải tiến đạt 12,7 nghìn ha, tăng 2,5%.

Sản lượng thuỷ sản năm 2023 ước đạt 69,3 nghìn tấn, tăng 5,5% (+ 3,6 nghìn tấn), chia ra: Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng ước đạt 61,9 nghìn tấn, tăng 5,0% (+3,0 nghìn tấn); sản lượng thuỷ sản khai thác ước đạt 7,4 nghìn tấn, tăng 9,4% (+ 0,6 nghìn tấn). Trong đó: Cá ước đạt 37,0 nghìn tấn, tăng 4,1% (+ 1,4 nghìn tấn); tôm ước đạt 4,2 nghìn tấn, tăng 10,4% (+ 0,4 nghìn tấn); thủy sản khác ước đạt 28,1 nghìn tấn, tăng 6,6% (+ 1,8 nghìn tấn).

Trong năm, các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung tiếp tục mở rộng sản xuất những con nuôi thế mạnh, đặc sản mang lại giá trị kinh tế cao cho người nuôi như: tôm càng xanh, trắm, ốc, ếch.... đáp ứng nhu cầu của thị trường, trong đó có nhu cầu tăng cao của các cơ sở nhà hàng phục vụ khách du lịch và ăn uống ngoài gia đình.

6.4. Công tác xây dựng nông thôn mới

Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới tiếp tục được quan tâm chỉ đạo thực hiện. Lũy kế đến hết năm 2023 toàn tỉnh có 8/8 huyện, thành phố đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới, đạt tỷ lệ 100%; 119/119 xã đạt chuẩn NTM, đạt tỷ lệ 100%; 50/119 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, đạt tỷ lệ 42%; 18/119 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, đạt tỷ lệ 15%; có trên 430 thôn, xóm, bản được công nhận đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; huyện Yên Khánh đã hoàn thiện hồ sơ gửi Hội đồng thẩm định Trung ương xét công nhận huyện đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2023.

7. Sản xuất công nghiệp

Năm 2023, sản xuất công nghiệp của tỉnh phải đối mặt với những ảnh hưởng tiêu cực từ các yếu tố bên ngoài như: Nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế thấp nên các doanh nghiệp không ký được đơn hàng mới, thậm chí còn bị hủy các đơn đặt hàng đã ký, tính cạnh tranh của cả hàng trong nước và hàng nhập khẩu đều cao, thiếu nguyên liệu đầu vào cho sản xuất, hàng tồn kho tăng cao khiến nhiều doanh nghiệp phải chủ động cắt giảm mức sản xuất. Tuy nhiên với sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp, các ngành triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng, tạo điều kiện cho doanh nghiệp duy trì và phát triển sản xuất, sản xuất công nghiệp của tỉnh trong năm 2023 vẫn đạt mức tăng trưởng dương so với năm trước.

7.1. Chỉ số sản xuất công nghiệp

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) toàn tỉnh tháng Mười hai năm nay ước tính tăng 11,04% so với cùng tháng năm trước, trong đó ngành khai khoáng giảm 2,53%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 11,92%; sản xuất phân phối điện giảm 5,49%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 6,89%.

So với tháng trước chỉ số IIP toàn tỉnh tháng này tăng 2,18%, trong đó khai khoáng tăng 0,01%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 1,58%; sản xuất và phân phối điện tăng 21,38%; cung cấp nước, hoạt động quả lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 0,10%.

Tính chung lại cả năm 2023 chỉ số IIP toàn tỉnh tăng 0,02%, trong đó khai khoáng tăng 8,85%; công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 0,11%; sản xuất và phân phối điện tăng 0,28%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 9,87%.

7.2. Giá trị sản xuất công nghiệp

Tính theo giá so sánh 2010, giá trị sản xuất công nghiệp tháng Mười hai toàn tỉnh ước đạt 10.096,7 tỷ đồng, tăng 11,4% so với cùng tháng năm trước. Trong đó: khai khoáng đạt 41,6 tỷ đồng, tăng 4,3%; công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 9.889,3 tỷ đồng, tăng 11,7%; sản xuất, phân phối điện đạt 138,2 tỷ đồng, giảm 4,5%; cung cấp nước và hoạt động quản lý, xử lý rác thải, nước thải đạt 27,6 tỷ đồng, tăng 7,9%.

Tính chung lại, giá trị sản xuất cả năm 2023 toàn tỉnh ước đạt 102.893,2 tỷ đồng, tăng 3,4% so với năm trước. Trong đó: khai khoáng đạt 575,8 tỷ đồng, tăng 10,0%; công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 100.867,1 tỷ đồng, tăng 3,4%; sản xuất, phân phối điện đạt 1.121,4 tỷ đồng, tăng 4,8%; cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải đạt 328,9 tỷ đồng, tăng 8,6%.

7.3. Sản phẩm công nghiệp chủ yếu

Trong tháng Mười hai năm 2023 một số sản phẩm công nghiệp tăng khá so với cùng tháng năm trước là: Ngô ngọt đóng hộp 0,3 nghìn tấn, tăng 23,4%; nước khoáng không có ga 0,4 triệu lít, tăng 17,1%; phân lân nung chảy 16,6 nghìn tấn, tăng 36,1%; thép cán các loại 26,4 nghìn tấn, tăng 85,9%; linh kiện điện tử 8,5 triệu cái, tăng 10,4%; kính máy ảnh 0,3 triệu cái, gấp 6,5 lần; xe ô tô 5 chỗ ngồi trở lên 5,6 nghìn chiếc, tăng 9,0%; đồ chơi hình con vật 2,0 triệu con, tăng 90,3%; điện thương phẩm 0,2 tỷ Kwh, tăng 7,7%;... Bên cạnh đó, một số sản phẩm có mức sản xuất giảm sút như: Đá các loại 0,3 triệu m3, giảm 2,3%; dứa đóng hộp 0,4 nghìn tấn, giảm 38,0%; hàng thêu 26,0 nghìn m2, giảm 86,8%; quần áo các loại 4,7 triệu cái, giảm 6,0%; giày dép các loại 5,2 triệu đôi, giảm 11,2%; phân NPK 9,0 nghìn tấn, giảm 52,1%; xi măng (kể cả clanke) 0,6 triệu tấn, giảm 5,3%; modul camera 16,4 triệu cái, giảm 27,4%; tai nghe điện thoại di động 0,1 triệu cái, giảm 86,5%; xe ô tô chở hàng 0,4 nghìn chiếc, giảm 27,2%; ghế ngồi dùng cho xe có động cơ 20,0 nghìn chiếc, giảm 24,8%; cần gạt nước ô tô 0,4 triệu cái, giảm 15,7%; điện sản xuất 76,1 triệu Kwh, giảm 11,2%;…

Tính chung lại, cả năm 2023 các sản phẩm công nghiệp có mức sản xuất tăng khá so với năm 2022 là: Đá các loại 3,6 triệu m3, tăng 8,6%; ngô ngọt đóng hộp 3,1 nghìn tấn, tăng 21,1%; nước dứa tươi 6,7 triệu lít, tăng 73,4%; thép cán các loại 264,4 nghìn tấn, tăng 9,9%; linh kiện điện tử 109,4 triệu cái, tăng 9,6%; kính máy ảnh 2,4 triệu cái, gấp 2,1 lần; nước máy thương phẩm 29,0 triệu m3, tăng 8,2%;...

Tuy nhiên, một số sản phẩm chủ lực của tỉnh lại có mức sản xuất giảm sút như: Quần áo các loại 57,9 triệu cái, giảm 34,7%; giày dép các loại 58,3 triệu đôi, giảm 16,2%; găng tay 3,7 triệu đôi, giảm 24,9%; phân NPK 92,8 nghìn tấn, giảm 12,0%; xi măng (kể cả clanke) 7,0 triệu tấn, giảm 20,3%; modul camera 216,3 triệu cái, giảm 28,4%; tai nghe điện thoại di động 2,2 triệu cái, giảm 64,7%; xe ô tô 5 chỗ ngồi trở lên 47,4 nghìn chiếc, giảm 12,1%; xe ô tô chở hàng 6,6 nghìn chiếc, giảm 38,4%; ghế ngồi dùng cho xe có động cơ 0,2 triệu chiếc, giảm 20,6%; cần gạt nước ô tô 4,8 triệu cái, giảm 48,9%;...

7.4. Chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo

Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng Mười hai năm nay tăng 20,06% so với tháng trước và tăng 31,27% so với tháng 12/2022. Một số ngành có chỉ số tồn kho tăng cao so với cùng tháng năm trước như: Sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 48,53%; sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy tăng 96,70%; sản xuất kim loại tăng 11,92%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 35,55%; sản xuất xe có động cơ tăng 167,83%;... Tuy nhiên có một số ngành giảm so với cùng kỳ năm trước như: Sản xuất chế biến thực phẩm giảm 61,53%; sản xuất đồ uống giảm 5,0%; sản xuất trang phục giảm 54,63%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất giảm 7,35%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu giảm 26,11%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic giảm 98,03%; sản xuất thiết bị điện giảm 66,13%;...

Sản lượng một số sản phẩm tồn kho đến 30/11/2023 là: Giày dép 2,6 triệu đôi; đạm Ure 39,0 nghìn tấn; phân NPK 27,9 nghìn tấn; phân lân nung chảy 18,1 nghìn tấn; kính xây dựng 82,6 nghìn tấn; xi măng 57,5 nghìn tấn; thanh, que sắt hoặc thép không hợp kim, được cán nóng 11,3 nghìn tấn; bản vi mạch điện tử 19,5 triệu chiếc; modul camera 19,0 triệu cái; xe ô tô từ 5 chỗ ngồi trở lên 1.987 chiếc;...

8. Thương mại, dịch vụ

Trong năm 2023, khu vực dịch vụ tiếp tục là điểm sáng, đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng chung của tỉnh. Các hoạt động thương mại, dịch vụ diễn ra sôi động, hoạt động du lịch phục hồi và phát triển mạnh mẽ, là đòn bẩy thúc đẩy các ngành dịch vụ khác cùng phát triển.

8.1. Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ

Các Chương trình xúc tiến thương mại được triển khai hiệu quả đã tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tập thể phát triển sản xuất hàng hóa, tăng cường liên kết sản xuất, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm. Cùng với đó, các chính sách kích cầu tiêu dùng, kích cầu du lịch cũng được các cấp, các ngành có liên quan quan tâm thực hiện, đã góp phần làm doanh thu bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt được tốc độ tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm trước.

Doanh thu bán lẻ hàng hóa trên thị trường toàn tỉnh trong tháng Mười hai ước đạt trên 6.891,1 tỷ đồng, tăng 42,4% so với tháng 12/2022. Năm 2023, doanh bán lẻ hàng hóa toàn tỉnh ước thực hiện gần 65.600,6 tỷ đồng, tăng 37,0% so với năm 2022. Tất cả các nhóm hàng đều có doanh thu bán lẻ tăng, trong đó một số nhóm hàng tiêu dùng thiết yếu đạt mức tăng cao so với cùng kỳ như: lương thực, thực phẩm ước đạt 18.782,9 tỷ đồng, tăng 62,4%; hàng may mặc 4.560,3 tỷ đồng, tăng 50,1%; vật phẩm văn hóa, giáo dục 798,7 tỷ đồng, tăng 50,6%; xăng, dầu các loại 8.173,3 tỷ đồng, tăng 31,2%; nhiên liệu khác (trừ xăng, dầu) 579,3 tỷ đồng, tăng 40,0%; doanh thu dịch vụ sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác 2.070,1 tỷ đồng, tăng 46,0%; hàng hóa khác 1.453,0 tỷ đồng, tăng 39,3%.

Hoạt động kinh doanh khách sạn, nhà hàng và dịch vụ du lịch trong năm 2023 tiếp tục duy trì tốc độ tăng cao so với năm trước nhờ du lịch phục hồi và phát triển mạnh mẽ, lượng khách du lịch đến Ninh Bình tăng trưởng vượt bậc. Trong tháng Mười hai, doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống toàn tỉnh ước đạt gần 758,1 tỷ đồng, tăng 22,8% so với tháng 12/2022; doanh thu từ hoạt động du lịch lữ hành ước đạt 9,9 tỷ đồng, gấp 7,0 lần; doanh thu từ một số ngành dịch vụ khác ước đạt 545,2 tỷ đồng, tăng 5,4%. Trong cả năm 2023, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống ước đạt 8.263,9 tỷ đồng, tăng 48,5% so với năm 2022; doanh thu du lịch lữ hành ước đạt 72,6 tỷ đồng, gấp 5,6 lần; doanh thu một số ngành dịch vụ khác 6.020,0 tỷ đồng, tăng 30,4%.

8.2. Xuất, nhập khẩu hàng hóa

Cùng với các hoạt động kinh tế khác, hoạt động xuất, nhập khẩu năm nay gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng suy thoái kinh tế thế giới; tình hình chính trị, an ninh toàn cầu tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường; đứt gãy chuỗi cung ứng nguyên liệu sản xuất đầu vào vẫn còn tiếp diễn. Tuy nhiên, với cố gắng nỗ lực của các doanh nghiệp cùng với sự đồng hành, vào cuộc của các cấp, ngành, bám sát tình hình để kịp thời nắm bắt tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp hoạt động xuất, nhập khẩu. Do vậy, hoạt động xuất khẩu vẫn duy trì được như năm trước, riêng hoạt động nhập khẩu gặp khó khăn hơn.

Nguyên nhân là nền kinh tế toàn cầu vẫn đang trong tình trạng bấp bênh sau những tác động to lớn, kéo dài của đại dịch Covid-19 và các cuộc khủng hoảng địa chính trị trên thế giới. Lạm phát tăng cao khiến nhiều nền kinh tế trên thế giới siết chặt chi tiêu kéo theo nhu cầu tiêu dùng suy giảm. Cùng với đó, nhiều nhà nhập khẩu do lo ngại đại dịch tiếp tục kéo dài gây đứt gãy chuỗi cung ứng, sản xuất đã tăng mức dự trữ hàng hóa giai đoạn trước khiến tồn kho tăng cao, đơn hàng giảm mạnh.

Xuất khẩu: Giá trị xuất khẩu tháng Mười hai ước đạt 288,3 triệu USD, tăng 12,1% so với cùng kỳ năm trước. Tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa năm 2023 ước đạt 3.180,2 triệu USD, tương đương cùng kỳ năm trước, đạt 97,9% kế hoạch năm. Một số mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn là: quần áo các loại 293,0 triệu USD; xi măng, clanke 718,3 triệu USD; giày dép các loại 782,1 triệu USD; camera và linh kiện 714,1 triệu USD; linh kiện điện tử 120,5 triệu USD; phôi nhôm 69,4 triệu USD; linh kiện, phụ tùng ô tô các loại 98,3 triệu USD.

Một số mặt hàng có mức tăng trưởng khá so với năm 2022 như: Hàng thêu 207,8 nghìn chiếc, tăng 33,6%; xi măng, clanke 16,8 triệu tấn, tăng 39,6%; kính quang học 3,2 triệu chiếc, gấp 3,1 lần; phôi nhôm 26,2 nghìn tấn, tăng 36,3%; linh kiện, phụ tùng ô tô các loại 98,3 triệu USD, tăng 76,2%; linh kiện điện tử 120,5 triệu USD, tăng 39,8%. Còn lại hầu hết các mặt hàng xuất khẩu đều giảm sút so với năm trước, một số mặt hàng giảm khá sâu như: dứa, dưa chuột đóng hộp 9,1 nghìn tấn, giảm 41,4%; quần áo các loại 51,2 triệu chiếc, giảm 21,6%; camera và linh kiện 219,6 triệu sản phẩm, giảm 31,7%; giầy dép các loại 59,1 triệu đôi giảm 27,8%; phân ure 48,7 nghìn tấn, giảm 35,3%.

Nhập khẩu: Giá trị nhập khẩu tháng Mười hai ước đạt 270,1 triệu USD, tăng 2,2% so với cùng tháng năm trước. Tổng giá trị nhập khẩu cả năm ước đạt 2.823,6 triệu USD, giảm 15,4% so với năm trước và đạt 85,6% kế hoạch năm, trong đó giá trị các mặt hàng chủ yếu là: ô tô 64,2 triệu USD; vải may mặc 116,5 triệu USD; phụ liệu sản xuất giày dép 520,6 triệu USD; linh kiện điện tử 872,5 triệu USD; linh kiện phụ tùng ô tô các loại 831,0 triệu USD.

8.3. Vận tải hành khách và hàng hóa

Sang năm 2023, dịch Covid-19 được khống chế hoàn toàn trên cả nước cũng như trên địa bàn tỉnh, nhu cầu đi lại của người dân tăng mạnh so với khi có dịch, hoạt động vận tải trên địa bàn tỉnh có bước phục hồi tích cực ở tất cả các lĩnh vực, vận tải hành khách đạt tốc độ tăng trưởng cao, vận tải hàng hóa tăng nhanh cùng với sự khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất kinh doanh.

Vận tải hành khách: Trong tháng Mười hai, các đơn vị vận tải trên địa bàn tỉnh ước vận chuyển 4,6 triệu lượt khách, tăng 41,6% và 218,9 triệu lượt khách.km, tăng 33,2% so với cùng tháng năm trước. Tính chung cả năm 2023, vận tải hành khách toàn tỉnh ước thực hiện trên 45,8 triệu lượt khách, tăng 61,2% và luân chuyển trên 2.212,6 triệu lượt khách.km, tăng 56,2% so với năm trước, vượt 40,9% kế hoạch năm. Trong đó: Vận tải đường bộ ước đạt 36,8 triệu lượt khách, tăng 53,5% và 2.177,1 triệu lượt khách.km, tăng 55,6%; vận tải đường thủy nội địa 9,0 triệu lượt khách, gấp 2,0 lần và 35,5 triệu lượt khách.km, gấp 2,1 lần.

Vận tải hàng hóa: Thực hiện trong tháng Mười hai ước đạt gần 15,7 triệu tấn vận chuyển, tăng 29,8% và trên 2.126,2 triệu tấn.km, tăng 26,5% so với tháng 12/2022. Trong năm 2023, khối lượng hàng hóa vận chuyển của tỉnh ước đạt trên 149,9 triệu tấn, tăng 43,1% so với năm trước. Trong đó: vận tải đường bộ ước đạt 54,5 triệu tấn, tăng 43,3%; vận tải đường thủy nội địa 87,4 triệu tấn, tăng 44,2%; vận tải đường biển 8,0 triệu tấn, tăng 31,3%. Khối lượng luân chuyển hàng hóa ước thực hiện cả năm gần 19.949,0 triệu tấn.km, tăng 27,0% so với cùng kỳ năm trước, và vượt 85,5% kế hoạch năm. Trong đó: vận tải đường bộ ước đạt 2.383,0 triệu tấn.km, tăng 22,7%; vận tải đường thủy nội địa 13.203,7 triệu tấn.km, tăng 26,1%; vận tải đường biển 4.362,3 triệu tấn.km, tăng 32,4%.

Doanh thu vận tải: Ước thực hiện trong tháng Mười hai gần 1.872,4 tỷ đồng, tăng 28,2%. Cả năm 2023, doanh thu hoạt động vận tải toàn tỉnh ước đạt 17.930,6 tỷ đồng, tăng 31,3% so với năm 2022. Phân theo loại hình vận tải: vận tải hành khách ước thực hiện 2.196,9 tỷ đồng, tăng 64,2%, vượt 37,7% kế hoạch năm; vận tải hàng hóa 14.087,7 tỷ đồng, tăng 29,8% và vượt 61,9% kế hoạch năm; doanh thu dịch vụ hỗ trợ vận tải 1.632,8 tỷ đồng, tăng 12,1%; doanh thu bưu chính, chuyển phát 13,2 tỷ đồng, tăng 32,5%.

8.4. Hoạt động du lịch

Năm 2023, với những chủ trương, định hướng ưu tiên phát triển du lịch, hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình tiếp tục khởi sắc và phát triển mạnh mẽ. Trong năm, các điểm danh thắng tiếp tục được tôn tạo, nâng cấp, hệ thống các cơ sở lưu trú du lịch được quan tâm đầu tư phát triển, nhiều sản phẩm du lịch mới được đưa vào khai thác sử dụng..., bên cạnh đó, nhiều hoạt động, sự kiện giao lưu văn hóa được tổ chức nhằm giới thiệu, quảng bá, tôn vinh những giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, các di tích, danh lam thắng cảnh của Việt Nam nói chung và tỉnh Ninh Bình nói riêng, đã thu hút được lượng du khách đến các điểm thăm quan, du lịch của tỉnh tăng đáng kể.

Trong tháng 12 năm 2023, Festival Ninh Bình lần thứ II được diễn ra với chủ đề: "Sắc màu di sản - Hội tụ và lan tỏa" được tổ chức tại thành phố Ninh Bình và huyện Hoa Lư. Chương trình Festival Ninh Bình - Tràng An lần thứ II diễn ra nhiều hoạt động đặc sắc thể hiện sự kết nối, hội tụ, lan tỏa sắc màu di sản văn hóa của tỉnh Ninh Bình nói riêng và các vùng, miền trong cå nước nói chung.

Tổng số lượt khách đến các điểm tham quan, du lịch trên địa bàn tỉnh trong tháng Mười hai ước đạt 354,8 nghìn lượt khách, tăng 16,7% so với cùng tháng năm trước, chia ra: khách trong nước 303,0 nghìn lượt khách, tăng 5,8%; khách quốc tế 51,8 nghìn lượt khách, gấp 2,9 lần; số lượt khách đến các điểm lưu trú đạt 132,9 nghìn lượt, tăng 32,9%; số ngày khách lưu trú ước đạt 173,2 nghìn ngày.khách, tăng 28,6%. Doanh thu du lịch ước đạt 471,1 tỷ đồng, tăng 51,4%, trong đó: doanh thu lưu trú 65,7 tỷ đồng, tăng 33,0%; doanh thu ăn uống 234,0 tỷ đồng, tăng 70,3%.

Tính chung lại, cả năm 2023 tổng số lượt khách đến các điểm tham quan, du lịch trên địa bàn tỉnh ước đạt 6.598,3 nghìn lượt khách, tăng 77,7% so với năm 2022 và vượt 23,3% so với kế hoạch năm. Chia ra: khách trong nước 6.141,6 nghìn lượt, tăng 70,2%; khách quốc tế 456,7 nghìn lượt, gấp 4,3 lần. Tổng số khách đến các cơ sở lưu trú ước đạt 1.368,8 nghìn lượt khách, tăng 58,1%, đạt 94,8% kế hoạch năm; số ngày khách lưu trú ước đạt 1.881,7 nghìn ngày.khách, tăng 54,8%. Doanh thu du lịch ước thực hiện gần 6.516,3 tỷ đồng, gấp 2,0 lần, vượt 26,5% so với kế hoạch năm, trong đó: doanh thu lưu trú 704,1 tỷ đồng, tăng 43,0%; doanh thu ăn uống 3.143,6 tỷ đồng, gấp 2,2 lần; doanh thu bán hàng cho khách du lịch 544,2 tỷ đồng, gấp 1,8 lần.

         9. Một số vấn đề xã hội

Trong năm 2023, tình hình đời sống nhân dân trên địa bàn tỉnh còn gặp nhiều khó khăn do suy thoái kinh tế toàn cầu ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh; nền kinh tế trong nước và trên thế giới hồi phục chậm sau đại dịch Covid - 19. Một số doanh nghiệp hoạt động cầm chừng phải cắt giảm lao động hoặc luân phiên, giảm giờ làm (toàn tỉnh có 26.678 người lao động bị cắt, giảm giờ làm; 2.090 người bị chấm dứt hợp đồng lao động). Thêm vào đó, dịch bệnh trên người và vật nuôi diễn biến khó lường, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống người dân.

Trước tình hình đó các cấp ủy Đảng, Chính quyền cùng với các ngành, các địa phương đã tập trung chỉ đạo, điều hành quyết liệt có trọng tâm, trọng điểm, triển khai nhanh chóng, kịp thời các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, của địa phương tới người dân, doanh nghiệp, góp phần tháo gỡ khó khăn, ổn định sản xuất và đời sống.

 

  9.1. Lao động và việc làm

Sơ bộ dân số trung bình năm 2023 tỉnh Ninh Bình đạt 1.017,1 nghìn người, tăng 0,6% (+ 6,3 nghìn người) so với năm 2022, chia ra: Dân số nam 508,0 nghìn người, chiếm 49,9%; dân số nữ 509,1 nghìn người, chiếm 51,1%. Dân số thành thị 220,6 nghìn người, chiếm 21,7%; dân số nông thôn 796,5 nghìn người, chiếm 78,3%.

Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên trên địa bàn tỉnh năm 2023 ước tính 494,7 nghìn người, tăng 1,1% so với năm trước. Chia ra, khu vực thành thị 106,7 nghìn người, chiếm 21,6%; khu vực nông thôn 388,0 nghìn người, chiếm 78,4%.

Tổng số lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế năm 2023 ước tính 489,3 nghìn người, tăng 1,2% so với năm 2022. Chia ra: Lao động ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản 76,5 nghìn người, tăng 0,5%; lao động ngành công nghiệp, xây dựng 232,5 nghìn người, tăng 1,0%; lao động ngành dịch vụ 180,3 nghìn người, tăng 1,8%.

Trong năm, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho 20,5 nghìn lao động, trong đó xuất khẩu lao động trên 2,0 nghìn trường hợp; tổ chức đào tạo nghề cho 17,6 nghìn lao động; tư vấn, giới thiệu việc làm cho 35,6 nghìn lao động; giải quyết cho 6,1 nghìn lao động được hưởng bảo hiểm thất nghiệp; 9,0 nghìn lao động được vay vốn ưu đãi giải quyết việc làm.

 9.2. Đời sống dân cư và công tác an sinh xã hội

Công tác an sinh xã hội, giảm nghèo luôn được quan tâm thực hiện, trong năm đã thực hiện hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho trên 568,5 nghìn đối tượng là hộ nghèo, cận nghèo, các đối tượng bảo trợ xã hội, người cao tuổi, trẻ em dưới 6 tuổi, học sinh, sinh viên và hộ nông, lâm, ngư có mức sống trung bình...; giải quyết cho 2.133 lượt đối tượng là hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội để phát triển sản xuất, với tổng kinh phí là 133,6 tỷ đồng; giải quyết cho 217 lượt hộ được vay vốn nhà ở xã hội với tổng kinh phí 94,6 tỷ đồng; 8.949 hộ được vay vốn giải quyết việc làm với tổng kinh phí 600,2 tỷ đồng.

Thực hiện Nghị quyết số 43/2023/NQ-HĐND ngày 10 tháng 3 năm 2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình về ban hành Quy định chính sách hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở cho hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2023-2025, mức kinh phí hỗ trợ xây mới là 100 triệu đồng/căn và sửa chữa là 50 triệu đồng/căn. Đến nay, toàn tỉnh đã có 495 hộ khởi công xây mới và sửa chữa về nhà ở, với tổng kinh phí 41,3 tỷ đồng.

Công tác bảo trợ xã hội và đền ơn đáp nghĩa cũng được thường xuyên quan tâm với tinh thần tương thân, tương ái, động viên kịp thời về vật chất và tinh thần, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn ổn định cuộc sống, nhất là trong những dịp Lễ, Tết. Trong năm, các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư đã quan tâm động viên thăm hỏi, tặng quà cho các gia đình chính sách, hộ nghèo, cận nghèo, gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, các đối tượng bảo trợ xã hội...với tổng số kinh phí 87.005 triệu đồng, tặng cho 245.504 đối tượng. Trong đó: 172.854 lượt đối tượng là gia đình chính sách, người có công với cách mạng, với tổng kinh phí 50.175 triệu đồng; 22.115 lượt đối tượng là người cao tuổi, với tổng kinh phí 8.158,1 triệu đồng; 40.847 lượt đối tượng là hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ khó khăn, với tổng kinh phí 22.344,8 triệu đồng; 773 đối tượng là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, với tổng kinh phí 514,1 triệu đồng; 1.533 đối tượng bảo trợ xã hội, với tổng kinh phí 777,4 triệu đồng.

9.3. Giáo dục, đào tạo[2]

Trong năm, ngành Giáo dục và Đào tạo Ninh Bình đã tích cực triển khai thực hiện nhiệm vụ công tác với tinh thần chủ động, linh hoạt, thích ứng để hoàn thành chương trình năm học 2022-2023 đúng kế hoạch. Quy mô trường lớp các cấp học tiếp tục được duy trì ổn định, toàn tỉnh có 455/468 trường học đạt chuẩn quốc gia chiếm tỷ lệ 97,2%; 100% xã, phường, thị trấn có trường mầm non, trường tiểu học, trường Liên cấp tiểu học và trung học cơ sở công lập đạt chuẩn quốc gia. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đủ về số lượng, chất lượng ngày càng được nâng lên, cơ sở vật chất tiếp tục được tăng cường; chất lượng giáo dục toàn diện đảm bảo ổn định và nâng cao hơn. Kết quả cụ thể:

Đạt được một số thành tích trong các cuộc thi cấp quốc gia như: Kỳ thi học sinh giỏi cấp quốc gia Trung học phổ thông (THPT) năm học 2022-2023, có 39/68 học sinh đạt giải, trong đó có 01 giải Nhất, 07 giải Nhì, 14 giải Ba và 17 giải Khuyến khích; tham dự Olympic Toán học sinh viên và học sinh toàn quốc năm 2023, đạt 10 huy chương, trong đó có 08 Huy chương Vàng và 02 Huy chương Đồng; tham gia Kỳ thi chọn học sinh giỏi các trường Trung học phổ thông chuyên Khu vực Duyên hải và Đồng bằng Bắc bộ lần thứ XIV năm 2023, đạt 09 Huy chương Vàng, 14 Huy chương Bạc, 23 Huy chương Đồng và 14 giải Khuyến khích; tham gia cuộc thi Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học cấp quốc gia, đạt 01 giải Nhì....

Tham dự, đạt thành tích cao trong các cuộc thi quốc tế, như: Tham dự cuộc thi vẽ tranh Quốc tế Toyota “Chiếc ô tô mơ ước” lần thứ XII, đạt 01 giải Nhì và 04 giải Khuyến khích; tham dự Cuộc thi Quốc tế về Sở hữu trí tuệ, Sáng chế, Đổi mới và Công nghệ iPITEx năm 2023, tại Bangkok, Thái Lan. Đoàn tuyển Việt Nam có 9 học sinh của tỉnh Ninh Bình tham gia, kết quả: đạt 07 huy chương Vàng, 01 giải Đặc biệt của cuộc thi, 02 giải Đặc biệt từ Hiệp hội Phát minh và Sáng chế Indonesia INNOPA, 01 giải Đặc biệt từ Singapore. Trong đó, 09 học sinh Ninh Bình đều đạt huy chương Vàng và giấy chứng nhận vì sản phẩm yêu thích của Hàn Quốc và Hồng Kông; tham dự Cuộc thi Sáng chế Quốc tế PRIX EIFFEL tại Paris, bằng hình thức trực tuyến, có 05 học sinh tham dự, kết quả: đoàn tuyển Ninh Bình đạt huy chương Vàng; tham dự Cuộc thi Khoa học kỹ thuật Olympic Phát minh và Sáng chế thế giới WICO 2023 tại Hàn Quốc, đạt 01 huy chương Vàng; tham dự đấu trường Toán học Châu Á AIMO tổ chức tại Malaysia, đạt 02 huy chương Bạc.

Kết quả thi Trung học phổ thông năm 2023 của tỉnh Ninh Bình xếp thứ 4 toàn quốc, tiếp tục khẳng định chất lượng giáo dục ổn định. Điểm trung bình bài thi các môn của thí sinh tỉnh Ninh Bình đạt 7,032 điểm; số lượt thí sinh có tổng điểm 3 môn thi xét tuyển đại học của 5 khối thi truyền thống (khối A00, A01, B00, C00, D01) đạt từ 27 điểm trở lên là 427 lượt thí sinh, trong đó 74 thí sinh có tổng điểm 3 môn thi đạt từ 28 điểm trở lên, 2 thí sinh đạt 29 điểm. Toàn tỉnh có tổng số 458 bài thi đạt điểm 10, tăng 289 điểm 10 so với năm 2022.

Công tác khuyến học, khuyến tài tiếp tục được quan tâm. Trong năm, đã tổ chức trao thưởng cho 308 em học sinh, sinh viên đạt thành tích cao trong các cuộc thi cấp quốc gia, quốc tế; thi tốt nghiệp THPT quốc gia; xét tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng; thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT, với tổng trị giá các giải thưởng là 1,5 tỷ đồng.

 9.4. Y tế [3]

Năm 2023, ngành Y tế đã bám sát và triển khai thực hiện tốt các văn bản chỉ đạo của Trung ương và của tỉnh về công tác y tế, phòng chống dịch bệnh, nhất là các loại dịch bệnh truyền nhiễm như Covid 19, dịch sốt xuất huyết... Bên cạnh đó đẩy mạnh truyền thông, giáo dục sức khỏe, giữ gìn vệ sinh môi trường, tiêm chủng vắc xin, phòng chống dịch bệnh; tăng cường thanh tra, kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm, nhất là trong các sự kiện quan trọng của tỉnh như tổ chức lễ hội, lễ kỷ niệm.

Trong năm, Sở Y tế đã chỉ đạo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thành lập các đoàn kiểm tra chuyên ngành về an toàn thực phẩm tại 5.680 lượt cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo đúng phân cấp quản lý, phát hiện 431 cơ sở vi phạm, xử phạt hành chính 1.660,8 triệu đồng.

Năm 2023, trên địa bàn tỉnh có 05 trường hợp mắc bệnh do vi rút Adeno, 9.338 trường hợp cúm, 72 trường hợp lỵ trực trùng, 10 trường hợp quai bị, 01 trường hợp Rubella/Rubeon, 01 trường hợp sởi, 629 trường hợp sốt xuất huyết, 203 trường hợp tay - chân - miệng, 312 trường hợp thủy đậu, 3.322 trường hợp tiêu chảy, 02 trường hợp uốn ván khác, 317 trường hợp viêm gan vi rút, ...

Tại các cơ sở y tế đã khám chữa bệnh cho 1.210 nghìn lượt, điều trị nội trú 173 nghìn lượt; khám thai cho 70,8 nghìn lượt; đặt vòng cho 4.120 ca; triệt sản 87 ca.                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                

Công tác phòng chống HIV/AIDS: phát hiện mới 43 người nhiễm HIV, có 34 trường hợp tử vong do AIDS. Lũy tích số người nhiễm HIV trên địa bàn toàn tỉnh là 2.829 người, số trường hợp tử vong do AIDS là 1.362 người.

9.5. Hoạt động văn hóa, thể thao

Hoạt động Văn hóa - Thông tin diễn ra với nhiều nội dung và hình thức phong phú, thiết thực chào mừng kỷ niệm những ngày lễ lớn của đất nước và những sự kiện trọng đại của tỉnh. Các hoạt động văn hóa, nghệ thuật được tổ chức đa dạng, phong phú, phục vụ nhiệm vụ chính trị và phục vụ Nhân dân, tạo không khí vui tươi phấn khởi, như: tổ chức liên hoan nghệ thuật quần chúng, liên hoan hát Xẩm, tổ chức Festival, tổ chức triển lãm, tổ chức giao lưu văn nghệ, thể thao...

 Nhà hát chèo đã tổ chức được 194 buổi biểu diễn nghệ thuật phục vụ nhiệm vụ chính trị, phục vụ nhân dân; trung tâm Phát hành Phim và Chiếu bóng đã thực hiện 449 buổi chiếu phim. Bảo tàng tỉnh đã đón tiếp và hướng dẫn gần 20,0 nghìn lượt khách tham quan; Thư viện tỉnh cấp, đổi mới 5.893 thẻ bạn đọc, luân chuyển gần 690,3 nghìn lượt sách báo, phục vụ 336,6 nghìn lượt người đọc.

Hoạt động thể thao: Trong năm, tiếp tục duy trì đào tạo, huấn luyện nâng cao thành tích cho vận động viên các tuyến tại Trung tâm huấn luyện thể dục, thể thao cử các đoàn vận động viên đi thi đấu các giải, đạt được 313 huy chương các loại gồm 88 huy chương Vàng, 111 huy chương Bạc và 114 huy chương Đồng. Bên cạnh đó, đăng cai tổ chức thành công một số giải thể thao thành tích cao như: Giải cầu lông quốc tế "FELET Vietnam International Series 2023"; Giải Bóng chuyền Cúp Hoa Lư - Bình Điền lần thứ XVII năm 2023; Giải Bóng đá chuyên nghiệp hạng Nhất quốc gia năm 2023...

Tổ chức đa dạng các hoạt động thể thao quần chúng, thu hút đông đảo mọi đối tượng tham gia và cổ vũ, như: tổ chức Lễ phát động tháng hoạt động thể dục, thể thao cho mọi người và Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân gắn với Giải Việt dã xã, phường, thị trấn tỉnh Ninh Bình lần thứ VII năm 2023 - Cup SHB; tổ chức Lễ Khai mạc hè, Ngày Olympic trẻ em và Phát động toàn dân tập luyện môn bơi phòng, chống đuối nước năm 2023; Giải Bóng bàn các Câu lạc bộ - Cúp Liên đoàn tỉnh Ninh Bình năm 2023 tại Nhà thi đấu TDTT tỉnh; Giải thể thao chào mừng Đại hội Công đoàn các cấp nhiệm kỳ 2023-2028; Giải bóng đá sân 7 Nissan Ninh Bình Serie A năm; Hội thao Ngân hàng Chính sách xã hội năm 2023; Đại hội Liên đoàn võ thuật tỉnh Ninh Bình lần thứ Nhất nhiệm kỳ 2023-2028; Giải Vật dân tộc tỉnh Ninh Bình năm 2023…

9.6. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội[4]

Trong năm, lực lượng Công an tỉnh chủ động nắm và kiểm soát tốt tình
hình, huy động tối đa lực lượng, phương tiện bảo đảm an ninh trật tự, trật tự an toàn giao thông; thành lập các tổ công tác kiểm soát, xử lý vi phạm về nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện giao thông trên địa bàn tỉnh; phòng, chống cháy nổ bảo vệ tuyệt đối an toàn các đoàn khách trong nước và khách quốc tế về dự các sự kiện quan trọng của tỉnh
, đồng thời tập trung thực hiện bảo đảm an ninh, an toàn cho nhân dân các kỳ nghỉ Lễ, Tết.

Công an tỉnh phối hợp với Bộ chỉ huy quân sự tỉnh thực hiện diễn tập khu vực phòng thủ tỉnh năm 2023, đây là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm của tỉnh năm 2023 và cả nhiệm kỳ 2020-2025; tình huống diễn tập là những nội dung sát với thực tế tác chiến phòng thủ của các đơn vị, sở, ngành khi có chiến tranh xảy ra. Qua thực hành, thực binh diễn tập góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân về thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Trong tháng (tính từ ngày 15/11/2023 đến 14/12/2023), trên địa bàn toàn tỉnh đã xảy ra 25 vụ tai nạn giao thông đường bộ, làm chết 12 người và bị thương 21 người; xảy ra 75 vụ phạm pháp hình sự với 133 đối tượng; phát hiện 10 vụ buôn bán, vận chuyển, tàng trữ ma túy với 11 đối tượng. Xảy ra 01 vụ nổ do chế tạo trái phép vật liệu nổ ở xã Kim Hải, huyện Kim Sơn làm chết 02 người, bị thương 01 người.

Tính chung lại, từ ngày 15/12/2022 đến ngày 14/12/2023 trên địa bàn toàn tỉnh đã xảy ra 182 vụ tai nạn giao thông đường bộ, 01 vụ tai nạn giao thông đường sắt và 02 vụ tai nạn giao thông đường thủy; làm chết 102 người và bị thương 135 người (tăng 80 vụ, 67 người chết và 44 người bị thương so với cùng kỳ năm 2022); xảy ra 376 vụ phạm pháp hình sự với 756 đối tượng (tăng 15 vụ); phát hiện 292 vụ buôn bán, vận chuyển, tàng trữ ma túy với 321 đối tượng (giảm 24 vụ, giảm 57 đối tượng). Xảy ra 06 vụ cháy, gây thiệt hại ước tính 620 triệu, không có thương vong về người; xảy ra 01 vụ nổ làm chết 02 người, bị thương 01 người./.



[1] Số liệu về tốc độ tăng trưởng GRDP và cơ cấu kinh tế do TCTK tính toán và công bố kỳ 25/11/2023.

[2] Theo số liệu của Sở Giáo dục và đào tạo Tỉnh.

[3] Theo số liệu của Sở Y tế

[4] Theo số liệu của Công an Tỉnh





CÁC BÀI KHÁC


330638

41
38
330638