Hôm nay, thứ 5 25/07/2024
Tìm kiếm:  


Họp báo công bố số liệu kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Bình năm 2023

 Một sối hình ảnh họp báo

 

 

Trong nước, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm. Tuy nhiên, tình hình thế giới tiếp tục tác động đến kinh tế của nước ta, hoạt động sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn; nhu cầu thị trường trong nước bị thu hẹp, xuất khẩu sang các thị trường chủ lực đều giảm so với cùng kỳ.

Năm 2023, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân trong tỉnh tiếp tục nỗ lực phấn đấu thực hiện tốt các giải pháp mà Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XXII đề ra. Uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh đã chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng như đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công; triển khai các gói tín dụng hỗ trợ các ngành, lĩnh vực; miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, tiền sử dụng đất, hỗ trợ doanh nghiệp tập trung duy trì sản xuất, kinh doanh, nâng cao tăng trưởng kinh tế; công tác an sinh xã hội được quan tâm kịp thời, thiết thực. Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục đạt được nhiều kết quả tích cực và toàn diện, cơ bản đạt được mục tiêu tổng quát đề ra, hoàn thành và hoàn thành vượt mức 12/15 chỉ tiêu chủ yếu (trong đó có 10 chỉ tiêu hoàn thành vượt mức). Dưới đây là một số kết quả đạt được:

1. Các chỉ tiêu tổng hợp[1]

1.1. Tăng trưởng kinh tế

Tổng sản phẩm xã hội (GRDP) trên địa bàn toàn tỉnh năm 2023 (theo giá so sánh 2010) ước tính đạt 53.389,8 tỷ đồng, tăng 7,27 % so với năm 2022. Trong đó: Giá trị tăng thêm khu vực I (nông, lâm nghiệp và thủy sản) ước đạt 4.693,9 tỷ đồng, tăng 2,86%, đóng góp 0,26 điểm phần trăm; khu vực II (công nghiệp - xây dựng) ước đạt 18.969,3 tỷ đồng, tăng 2,95%, đóng góp 1,09 điểm phần trăm (riêng công nghiệp ước đạt 14.404,8 tỷ đồng, tăng 1,51%, đóng góp 0,43 điểm phần trăm); khu vực III (dịch vụ) ước đạt 20.402,2  tỷ đồng, tăng 13,23%, đóng góp 4,79 điểm phần trăm; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 9.324,4 tỷ đồng, tăng 6,38%, đóng góp 1,13 điểm phần trăm.

1.2. Cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thuỷ sản, tăng tỷ trọng khu vực dịch vụ. Khu vực dịch vụ dần trở thành thế mạnh của tỉnh khi ngành du lịch được quan tâm đầu tư phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

Tổng sản phẩm xã hội (GRDP) trên địa bàn toàn tỉnh năm 2023 (theo giá hiện hành) ước đạt trên 88.947,3 tỷ đồng. Chia ra: Khu vực nông, lâm nghiệp, thuỷ sản ước đạt 7.652,7 tỷ đồng, chiếm 8,6%; khu vực công nghiệp - xây dựng ước đạt 31.916,0 tỷ đồng, chiếm 35,88%, riêng công nghiệp ước đạt 24.720,7 tỷ đồng, chiếm 27,79%; khu vực dịch vụ ước đạt 35.235,9 tỷ đồng, chiếm 39,62%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm ước đạt 14.142,7 tỷ đồng, chiếm 15,9%.

Tổng sản phẩm trên địa bàn năm 2023

 

 

 

 

   

Tỷ đồng

 

 

Theo giá hiện hành

 

Theo giá so sánh 2010

   

Ước tính

Cơ cấu

 

Ước tính

Năm 2023 so với

   

 năm 2023

(%)

 

 năm 2023

năm 2022 (%)

   

 

 

 

 

 

             

TỔNG SỐ

88.947,3

100,00

 

53.389,8

107,27

Nông, lâm nghiệp và thủy sản

7.652,7

8,60

 

4.693,9

102,86

Công nghiệp và xây dựng

31.916,0

35,88

 

18.969,3

102,95

 

Công nghiệp

24.720,7

27,79

 

14.404,8

101,51

 

Xây dựng

7.195,3

8,09

 

4.564,5

107,77

Dịch vụ

35.235,9

39,62

 

20.402,2

113,23

Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm

14.142,7

15,90

 

9.324,4

106,38

 

 

 

 

 

 

 

2. Thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn

   Tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh (chưa bao gồm hoàn thuế GTGT) năm 2023 ước thực hiện 16.431,0 tỷ đồng, đạt 73,4% dự toán năm HĐND giao và giảm 32,3% so với năm 2022. Trong đó: Thu nội địa ước đạt 13.556,0 tỷ đồng (chiếm 82,5% tổng thu), đạt 75,1% dự toán năm và giảm 29,9%; thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu ước đạt 2.875,0 tỷ đồng (chiếm 17,5% tổng thu), đạt 66,4% dự toán và giảm 42,0%.

Tổng chi ngân sách địa phương ước thực hiện năm 2023 là 16.112,2 tỷ đồng, đạt 91,0% dự toán, giảm 0,8% so với năm 2022. Trong đó: Chi đầu tư phát triển ước thực hiện 5.794,6 tỷ đồng, đạt 85,3% dự toán và giảm 28,3%; chi thường xuyên ước thực hiện 8.792,9 tỷ đồng, đạt 98,5% dự toán, tăng 7,8%.

3. Chỉ số giá

CPI bình quân năm 2023 tăng 2,69% so với bình quân năm 2022. Trong đó, có đến 09/11 nhóm có chỉ số giá tăng gồm: nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 3,83% (lương thực tăng 7,42%; thực phẩm tăng 3,34%; ăn uống ngoài gia đình tăng 3,69%); nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 5,08%; nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 4,64%; nhóm hàng hoá và dịch vụ khác tăng 4,45%; nhóm văn hoá, giải trí và du lịch tăng 2,49%; nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 2,38%; nhóm giáo dục tăng 1,51%; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 1,13% và nhóm may mặc, mũ nón và giày dép tăng 0,89%. Chỉ có 02 nhóm có chỉ số giá giảm là: nhóm giao thông giảm 2,25% và nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,06%.

Chỉ số giá vàng và chỉ số giá Đô la Mỹ: Bình quân năm 2023, chỉ số giá vàng tăng 5,62%, chỉ số giá đô la Mỹ tăng 4,2% so với bình quân năm 2022.

4. Vốn đầu tư thực hiện

Xác định việc giải ngân vốn đầu tư công là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm, trong năm, tỉnh Ninh Bình đã tập trung chỉ đạo triển khai quyết liệt nhiều giải pháp nhằm tạo điều kiện đẩy nhanh tiến độ thực hiện của các dự án, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, các chủ đầu tư và nhà thầu thi công trên địa bàn tỉnh tập trung tối đa nhân lực, thiết bị và vật tư thi công triển khai một cách đồng bộ, xuyên suốt các giải pháp để tận dụng thời gian, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc hoàn thành kế hoạch vốn đầu tư thực hiện năm 2023.

Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn toàn tỉnh năm 2023 ước đạt 32.155,8 tỷ đồng, tăng 7,5% so với năm 2022. Chia ra: Vốn Nhà nước đạt 7.043,4 tỷ đồng, tăng 24,1%; vốn ngoài Nhà nước đạt 23.555,4 tỷ đồng, tăng 12,5%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 1.557,0 tỷ đồng, giảm 52,9%.

Một số công trình, dự án chủ yếu trong năm 2023 có khối lượng vốn đầu tư thực hiện lớn như: Dự án xây dựng tuyến đường Đông - Tây, tỉnh Ninh Bình (giai đoạn I) ước đạt trên 644,4 tỷ đồng; dự án xây dựng tuyến đường ĐT.482 kết nối quốc lộ 1A với quốc lộ 10 và kết nối quốc lộ 10 với quốc lộ 12B ước đạt gần 447,8 tỷ đồng; dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khu du lịch sinh thái Tràng An và các dự án thành phần ước đạt trên 257,5 tỷ đồng; dự án xây dựng tuyến đường bộ ven biển qua tỉnh Ninh Bình (giai đoạn 1) ước đạt trên 124,2 tỷ đồng; Các dự án xây dựng, sửa chữa công trình điện, mua sắm máy móc, thiết bị của Công ty TNHH MTV Điện lực Ninh Bình ước đạt trên 119,2 tỷ đồng; Dự án mua tài sản, lắp đặt máy móc thiết bị phục vụ sản xuất camera module của Công ty TNHH MCNEX Vina ước đạt gần 572,5 tỷ đồng; dự án xây dựng nhà xưởng phục vụ sản xuất giày của Công ty TNHH Giày Adora Việt Nam ước đạt trên 280,1 tỷ đồng;...

5. Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản

Năm 2023, thời tiết diễn biến thất thường đã ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng, bên cạnh đó giá nguyên vật liệu đầu vào ở mức cao, giá sản phẩm chăn nuôi thấp trong những tháng đầu năm tiếp tục là những khó khăn trong sản xuất nông nghiệp. Từ quý III/2023, dịch bệnh được kiểm soát tốt, giá thịt lợn hơi và các sản phẩm khác ổn định đã tạo điều kiện cho người dân khôi phục sản xuất, tái đàn. Các cấp, các ngành, các địa phương trong tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp, đưa sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt những kết quả quan trọng: Sản xuất trồng trọt đảm bảo đúng khung thời vụ, sản lượng lương thực vượt kế hoạch đề ra, dịch bệnh cơ bản được khống chế; công tác bảo vệ và phòng chống cháy rừng tiếp tục được quan tâm, sản xuất thủy sản phát triển tốt. Hoạt động sản xuất trong năm 2023 của ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản đã có đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh.

5.1. Nông nghiệp

5.1.1. Trồng trọt

a) Cây hàng năm: Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm năm 2023 ước đạt 91,4 nghìn ha, giảm 1,3% (- 1,2 nghìn ha) so với năm trước, trong đó diện tích cây lương thực có hạt đạt 75,1 nghìn ha, giảm 0,5% (- 0,4 nghìn ha). Diện tích cây hàng năm giảm chủ yếu do việc xây dựng các Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp, khu dân cư, làm đường giao thông,… cũng như việc chuyển đổi diện tích một số cây trồng kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả và nuôi trồng thủy sản.

 Cây lúa: Diện tích lúa cả năm 2023 đạt 70,8 nghìn ha, giảm 0,6% (- 0,4 nghìn ha); năng suất lúa đạt 62,0 tạ/hạ, tăng 0,4% (+ 0,23 tạ/ha); sản lượng lúa ước đạt 439,0 nghìn tấn (trong đó có 5,3 nghìn tấn lúa tái sinh), giảm 0,2% (- 1,0 nghìn tấn).

Cây ngô: Diện tích cây ngô đạt 4,3 nghìn ha, tăng 0,6% (+ 26,0 ha); năng suất đạt 38,7 tạ/ha, tăng 1,0% (+0,4 tạ/ha); sản lượng đạt 16,6 nghìn tấn, tăng 1,7%        (+ 0,3 nghìn tấn).

Tính chung lại: Tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2023 ước đạt 455,6 nghìn tấn, giảm 0,2% (- 0,7 nghìn tấn) so với năm 2022 và đạt 102,9% kế hoạch năm 2023.

Cây công nghiệp hàng năm: Diện tích gieo trồng cây công nghiệp hàng năm đạt 2,9 nghìn ha, giảm 12,7% (- 0,4 nghìn ha) so với năm 2022, trong đó cây lạc đạt 2,2 nghìn ha, giảm 10,2% (- 0,3 nghìn ha); cây đậu tương đạt 0,2 nghìn ha, giảm 29,9% (- 0,08 nghìn ha). Sản lượng lạc đạt 6,6 nghìn tấn, giảm 8,3% (- 0,6 nghìn tấn). Sản lượng đậu tương đạt trên 0,3 nghìn tấn, giảm 29,6% (- 0,1 nghìn tấn).

Cây rau, đậu: Diện tích cây rau, đậu năm 2023 đạt 9,6 nghìn ha, giảm 1,7%   (- 0,2 nghìn ha) so với cùng kỳ năm trước, trong đó cây rau đạt 9,2 nghìn ha, giảm 2,0%, cây đậu đạt 0,4 nghìn ha, tăng 7,8%; sản lượng rau ước đạt 188,0 nghìn tấn, tăng 0,5%; sản lượng đậu ước đạt 0,6 nghìn tấn, tăng 9,0%.

b) Cây lâu năm: Diện tích cây lâu năm hiện có năm 2023 ước đạt 7,6 nghìn ha, tăng 1,2% (+ 88,3 ha) so với năm trước, trong đó diện tích cây ăn quả hiện có ước đạt 6,9 nghìn ha, tăng 1,8% (+ 0,1 nghìn ha). Tổng sản lượng cây ăn quả năm 2023 sơ bộ đạt 114,3 nghìn tấn, tăng 2,9% (+ 3,2 nghìn tấn) so với năm trước.

5.1.2. Chăn nuôi

Tính đến thời điểm báo cáo, đàn trâu ước đạt 13,0 nghìn con, tăng 0,3% so với cùng thời điểm năm trước; đàn bò ước đạt 35,2 nghìn con, tăng 0,6%; đàn lợn ước đạt 280,5 nghìn con, tăng 1,0%; đàn gia cầm ước đạt 6,7 triệu con, tăng 2,8%.

Tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng năm 2023 ước đạt 66,5 nghìn tấn, tăng 5,7% (+ 3,6 nghìn tấn) so với năm 2022 và đạt 111,4% kế hoạch năm. Trong đó: sản lượng thịt trâu hơi ước đạt 1,0 nghìn tấn, tăng 3,0%; sản lượng thịt bò hơi ước đạt 2,7 nghìn tấn, tăng 3,4%; sản lượng thịt lợn hơi đạt 45,5 nghìn tấn, tăng 6,1% và đạt 112,8% kế hoạch năm; sản lượng thịt gia cầm hơi ước đạt 15,7 nghìn tấn, tăng 5,5%. Sản lượng trứng ước đạt 173,9 triệu quả, tăng 4,3% (+ 7,1 triệu quả) so với cùng kỳ năm trước.

Tình hình dịch bệnh: Trong quý I năm 2023, bệnh cúm gia cầm, bệnh lở mồm long móng trên đàn trâu, bò xuất hiện rải rác ở một số hộ chăn nuôi nhưng đã được khống chế kịp thời, không bị lây lan ra diện rộng. Bệnh dịch tả lợn Châu Phi có xu hướng tái bùng phát và lây lan trên địa bàn các huyện, thành phố từ trung tuần tháng 4/2023, đến cuối tháng 5/2023 có xu hướng giảm. Tính đến ngày 25/12/2023, toàn tỉnh hiện chỉ còn 08 xã thuộc 03 huyện Gia Viễn, Nho Quan, Yên Mô còn ổ dịch chưa qua 21 ngày.

5.2. Lâm nghiệp

Sản xuất lâm nghiệp năm 2023 tập trung chủ yếu vào công tác trồng, chăm sóc, bảo vệ, phòng chống cháy rừng và khai thác gỗ từ diện tích rừng đến kỳ khai thác.

Năm 2023, diện tích rừng trồng mới sơ bộ đạt 315 ha, tăng 64,1% (+ 123 ha) so với năm 2022. Sản lượng gỗ khai thác năm 2023 sơ bộ đạt 26,1 nghìn m3, tăng 2,4% (+ 0,6 nghìn m3) so với năm trước; sản lượng củi khai thác ước đạt 23,4 nghìn ste, giảm 1,7% (- 0,4 nghìn ste). Trong năm, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 3 vụ cháy rừng với diện tích thiệt hại là gần 1,0 ha.

5.3. Thủy sản

Sản xuất thủy sản năm 2023 phát triển trong điều kiện thuận lợi, không có dịch bệnh xảy ra. Các địa phương tiếp tục chuyển đổi từ hình thức nuôi quảng canh, bán thâm canh sang nuôi thâm canh, siêu thâm canh năng suất cao, đặc biệt là việc nuôi tôm trong nhà lưới, nuôi qua Đông được mở rộng đã góp phần nâng cao sản lượng và giá trị thủy sản. Sản xuất giống nhuyễn thể tiếp tục phát triển, quy trình ngày càng được hoàn thiện đảm bảo cung cấp cho nhu cầu của thị trường.

Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản năm 2023 sơ bộ đạt 15,3 nghìn ha, tăng 2,7% (+ 0,4 nghìn ha) so với năm 2022. Sản lượng thuỷ sản năm 2023 ước đạt 69,3 nghìn tấn, tăng 5,5% (+ 3,6 nghìn tấn), chia ra: Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng ước đạt 61,9 nghìn tấn, tăng 5,0% (+3,0 nghìn tấn); sản lượng thuỷ sản khai thác ước đạt 7,4 nghìn tấn, tăng 9,4% (+ 0,6 nghìn tấn).

5.4. Công tác xây dựng nông thôn mới

Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới tiếp tục được quan tâm chỉ đạo thực hiện. Lũy kế đến hết năm 2023 toàn tỉnh có 8/8 huyện, thành phố đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới, đạt tỷ lệ 100%; 119/119 xã đạt chuẩn NTM, đạt tỷ lệ 100%; 50/119 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, đạt tỷ lệ 42%; 18/119 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, đạt tỷ lệ 15%; có trên 430 thôn, xóm, bản được công nhận đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; huyện Yên Khánh đã hoàn thiện hồ sơ gửi Hội đồng thẩm định Trung ương xét công nhận huyện đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2023.

6. Sản xuất công nghiệp

Năm 2023, sản xuất công nghiệp của tỉnh phải đối mặt với những ảnh hưởng tiêu cực từ các yếu tố bên ngoài như: Nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế thấp nên các doanh nghiệp không ký được đơn hàng mới, thậm chí còn bị hủy các đơn đặt hàng đã ký, tính cạnh tranh của cả hàng trong nước và hàng nhập khẩu đều cao, thiếu nguyên liệu đầu vào cho sản xuất, hàng tồn kho tăng cao khiến nhiều doanh nghiệp phải chủ động cắt giảm mức sản xuất. Tuy nhiên với sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp, các ngành triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng, tạo điều kiện cho doanh nghiệp duy trì và phát triển sản xuất, sản xuất công nghiệp của tỉnh trong năm 2023 vẫn đạt mức tăng trưởng dương so với năm trước.

Chỉ số sản xuất công nghiệp: Năm 2023 chỉ số IIP toàn tỉnh tăng 0,02% so với năm trước, trong đó ngành khai khoáng tăng 8,85%; công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 0,11%; sản xuất và phân phối điện tăng 0,28%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 9,87%.

Sản phẩm công nghiệp chủ yếu: Năm 2023 các sản phẩm công nghiệp có mức sản xuất tăng khá so với năm 2022 là: Đá các loại 3,6 triệu m3, tăng 8,6%; ngô ngọt đóng hộp 3,1 nghìn tấn, tăng 21,1%; nước dứa tươi 6,7 triệu lít, tăng 73,4%; thép cán các loại 264,4 nghìn tấn, tăng 9,9%; linh kiện điện tử 109,4 triệu cái, tăng 9,6%; kính máy ảnh 2,4 triệu cái, gấp 2,1 lần; nước máy thương phẩm 29,0 triệu m3, tăng 8,2%;...

Tuy nhiên, một số sản phẩm chủ lực của tỉnh lại có mức sản xuất giảm sút như: Quần áo các loại 57,9 triệu cái, giảm 34,7%; giày dép các loại 58,3 triệu đôi, giảm 16,2%; găng tay 3,7 triệu đôi, giảm 24,9%; phân NPK 92,8 nghìn tấn, giảm 12,0%; xi măng (kể cả clanke) 7,0 triệu tấn, giảm 20,3%; modul camera 216,3 triệu cái, giảm 28,4%; tai nghe điện thoại di động 2,2 triệu cái, giảm 64,7%; xe ô tô 5 chỗ ngồi trở lên 47,4 nghìn chiếc, giảm 12,1%; xe ô tô chở hàng 6,6 nghìn chiếc, giảm 38,4%; ghế ngồi dùng cho xe có động cơ 0,2 triệu chiếc, giảm 20,6%; cần gạt nước ô tô 4,8 triệu cái, giảm 48,9%;...

7. Thương mại, dịch vụ

Trong năm 2023, khu vực dịch vụ tiếp tục là điểm sáng, đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng chung của tỉnh. Các hoạt động thương mại, dịch vụ diễn ra sôi động, hoạt động du lịch phục hồi và phát triển mạnh mẽ, là đòn bẩy thúc đẩy các ngành dịch vụ khác cùng phát triển.

7.1. Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ

Các Chương trình xúc tiến thương mại được triển khai hiệu quả đã tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tập thể phát triển sản xuất hàng hóa, tăng cường liên kết sản xuất, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm. Cùng với đó, các chính sách kích cầu tiêu dùng, kích cầu du lịch cũng được các cấp, các ngành có liên quan quan tâm thực hiện, đã góp phần làm doanh thu bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt được tốc độ tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm trước.

Năm 2023, doanh bán lẻ hàng hóa toàn tỉnh ước thực hiện gần 65.600,6 tỷ đồng, tăng 37,0% so với năm 2022. Hoạt động kinh doanh khách sạn, nhà hàng và dịch vụ du lịch trong năm 2023 tiếp tục duy trì tốc độ tăng cao so với năm trước nhờ du lịch phục hồi và phát triển mạnh mẽ, lượng khách du lịch đến Ninh Bình tăng trưởng vượt bậc. Năm 2023, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống ước đạt 8.263,9 tỷ đồng, tăng 48,5% so với năm 2022; doanh thu du lịch lữ hành ước đạt 72,6 tỷ đồng, gấp 5,6 lần; doanh thu một số ngành dịch vụ khác 6.020,0 tỷ đồng, tăng 30,4%.

7.2. Xuất, nhập khẩu hàng hóa

Cùng với các hoạt động kinh tế khác, hoạt động xuất, nhập khẩu năm nay gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng suy thoái kinh tế thế giới; tình hình chính trị, an ninh toàn cầu tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường; đứt gãy chuỗi cung ứng nguyên liệu sản xuất đầu vào vẫn còn tiếp diễn. Tuy nhiên, với cố gắng nỗ lực của các doanh nghiệp cùng với sự đồng hành, vào cuộc của các cấp, ngành, bám sát tình hình để kịp thời nắm bắt tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp hoạt động xuất, nhập khẩu. Do vậy, hoạt động xuất khẩu vẫn duy trì được như năm trước, riêng hoạt động nhập khẩu gặp khó khăn hơn.

Xuất khẩu: Tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa năm 2023 ước đạt 3.180,2 triệu USD, tương đương cùng kỳ năm trước, đạt 97,9% kế hoạch năm. Một số mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn là: quần áo các loại 293,0 triệu USD; xi măng, clanke 718,3 triệu USD; giày dép các loại 782,1 triệu USD; camera và linh kiện 714,1 triệu USD; linh kiện điện tử 120,5 triệu USD;...

Nhập khẩu: Tổng giá trị nhập khẩu cả năm ước đạt 2.823,6 triệu USD, giảm 15,4% so với năm trước và đạt 85,6% kế hoạch năm, trong đó giá trị các mặt hàng chủ yếu là: ô tô 64,2 triệu USD; vải may mặc 116,5 triệu USD; phụ liệu sản xuất giày dép 520,6 triệu USD; linh kiện điện tử 872,5 triệu USD; linh kiện phụ tùng ô tô các loại 831,0 triệu USD...

7.3. Vận tải hành khách và hàng hóa

Sang năm 2023, dịch Covid-19 được khống chế hoàn toàn trên cả nước cũng như trên địa bàn tỉnh, nhu cầu đi lại của người dân tăng mạnh so với khi có dịch, hoạt động vận tải trên địa bàn tỉnh có bước phục hồi tích cực ở tất cả các lĩnh vực, vận tải hành khách đạt tốc độ tăng trưởng cao, vận tải hàng hóa tăng nhanh cùng với sự khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất kinh doanh.

Vận tải hành khách: Khối lượng hành khách vận chuyển ước thực hiện trên 45,8 triệu lượt khách, tăng 61,2% và luân chuyển trên 2.212,6 triệu lượt khách.km, tăng 56,2% so với năm trước, vượt 40,9% kế hoạch năm.

Vận tải hàng hóa: Khối lượng hàng hóa vận chuyển ước đạt trên 149,9 triệu tấn, tăng 43,1% so với năm trước. Khối lượng luân chuyển hàng hóa ước thực hiện gần 19.949,0 triệu tấn.km, tăng 27,0% và vượt 85,5% kế hoạch năm.

Doanh thu vận tải: Doanh thu hoạt động vận tải toàn tỉnh ước đạt 17.930,6 tỷ đồng, tăng 31,3% so với năm 2022. Phân theo loại hình vận tải: vận tải hành khách ước thực hiện 2.196,9 tỷ đồng, tăng 64,2%, vượt 37,7% kế hoạch năm; vận tải hàng hóa 14.087,7 tỷ đồng, tăng 29,8% và vượt 61,9% kế hoạch năm; doanh thu dịch vụ hỗ trợ vận tải 1.632,8 tỷ đồng, tăng 12,1%; doanh thu bưu chính, chuyển phát 13,2 tỷ đồng, tăng 32,5%.

7.4. Hoạt động du lịch

Năm 2023, với những chủ trương, định hướng ưu tiên phát triển du lịch, hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình tiếp tục khởi sắc và phát triển mạnh mẽ. Trong năm, các điểm danh thắng tiếp tục được tôn tạo, nâng cấp, hệ thống các cơ sở lưu trú du lịch được quan tâm đầu tư phát triển, nhiều sản phẩm du lịch mới được đưa vào khai thác sử dụng..., bên cạnh đó, nhiều hoạt động, sự kiện giao lưu văn hóa được tổ chức nhằm giới thiệu, quảng bá, tôn vinh những giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, các di tích, danh lam thắng cảnh của Việt Nam nói chung và tỉnh Ninh Bình nói riêng, đã thu hút được lượng du khách đến các điểm thăm quan, du lịch của tỉnh tăng đáng kể.

Tổng số lượt khách đến các điểm tham quan, du lịch trên địa bàn tỉnh ước đạt 6.598,3 nghìn lượt khách, tăng 77,7% so với năm 2022 và vượt 23,3% so với kế hoạch năm. Chia ra: khách trong nước 6.141,6 nghìn lượt, tăng 70,2%; khách quốc tế 456,7 nghìn lượt, gấp 4,3 lần. Tổng số khách đến các cơ sở lưu trú ước đạt 1.368,8 nghìn lượt khách, tăng 58,1%, đạt 94,8% kế hoạch năm; số ngày khách lưu trú ước đạt 1.881,7 nghìn ngày.khách, tăng 54,8%. Doanh thu du lịch ước thực hiện gần 6.516,3 tỷ đồng, gấp 2,0 lần, vượt 26,5% so với kế hoạch năm.

         8. Một số vấn đề xã hội

Trong năm 2023, tình hình đời sống nhân dân trên địa bàn tỉnh còn gặp nhiều khó khăn do suy thoái kinh tế toàn cầu ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh; nền kinh tế trong nước và trên thế giới hồi phục chậm sau đại dịch Covid - 19. Một số doanh nghiệp hoạt động cầm chừng phải cắt giảm lao động hoặc luân phiên, giảm giờ làm (toàn tỉnh có 26.678 người lao động bị cắt, giảm giờ làm; 2.090 người bị chấm dứt hợp đồng lao động). Thêm vào đó, dịch bệnh trên người và vật nuôi diễn biến khó lường, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống người dân.

Trước tình hình đó các cấp ủy Đảng, Chính quyền cùng với các ngành, các địa phương đã tập trung chỉ đạo, điều hành quyết liệt có trọng tâm, trọng điểm, triển khai nhanh chóng, kịp thời các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, của địa phương tới người dân, doanh nghiệp, góp phần tháo gỡ khó khăn, ổn định sản xuất và đời sống.

  8.1. Lao động và việc làm

Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên trên địa bàn tỉnh năm 2023 ước tính 494,7 nghìn người, tăng 1,1% so với năm trước. Chia ra, khu vực thành thị 106,7 nghìn người, chiếm 21,6%; khu vực nông thôn 388,0 nghìn người, chiếm 78,4%. Tổng số lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế năm 2023 ước tính 489,3 nghìn người, tăng 1,2% so với năm 2022.

Trong năm, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho 20,5 nghìn lao động, trong đó xuất khẩu lao động trên 2,0 nghìn trường hợp; tổ chức đào tạo nghề cho 17,6 nghìn lao động; tư vấn, giới thiệu việc làm cho 35,6 nghìn lao động; giải quyết cho 6,1 nghìn lao động được hưởng bảo hiểm thất nghiệp; 9,0 nghìn lao động được vay vốn ưu đãi giải quyết việc làm.

 8.2. Đời sống dân cư và công tác an sinh xã hội

Công tác an sinh xã hội, giảm nghèo luôn được quan tâm thực hiện, trong năm đã thực hiện hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho trên 568,5 nghìn đối tượng là hộ nghèo, cận nghèo, các đối tượng bảo trợ xã hội, người cao tuổi, trẻ em dưới 6 tuổi, học sinh, sinh viên và hộ nông, lâm, ngư có mức sống trung bình...; giải quyết cho 2.133 lượt đối tượng là hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội để phát triển sản xuất, với tổng kinh phí là 133,6 tỷ đồng; 8.949 hộ được vay vốn giải quyết việc làm với tổng kinh phí 600,2 tỷ đồng.

Trong năm, các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư đã quan tâm động viên thăm hỏi, tặng quà cho các gia đình chính sách, hộ nghèo, cận nghèo, gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, các đối tượng bảo trợ xã hội...với tổng số kinh phí 87.005 triệu đồng, tặng cho 245.504 đối tượng.

8.3. Giáo dục, đào tạo[2]

Trong năm, ngành Giáo dục và Đào tạo Ninh Bình đã tích cực triển khai thực hiện nhiệm vụ công tác với tinh thần chủ động, linh hoạt, thích ứng để hoàn thành chương trình năm học 2022-2023 đúng kế hoạch. Quy mô trường lớp các cấp học tiếp tục được duy trì ổn định, toàn tỉnh có 455/468 trường học đạt chuẩn quốc gia chiếm tỷ lệ 97,2%; 100% xã, phường, thị trấn có trường mầm non, trường tiểu học, trường Liên cấp tiểu học và trung học cơ sở công lập đạt chuẩn quốc gia. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đủ về số lượng, chất lượng ngày càng được nâng lên, cơ sở vật chất tiếp tục được tăng cường; chất lượng giáo dục toàn diện đảm bảo ổn định và nâng cao hơn. Kết quả cụ thể:

Đạt được một số thành tích trong các cuộc thi cấp quốc gia và quốc tế như: Kỳ thi học sinh giỏi cấp quốc gia Trung học phổ thông (THPT) năm học 2022-2023, có 39/68 học sinh đạt giải; tham dự Olympic Toán học sinh viên và học sinh toàn quốc năm 2023, đạt 10 huy chương, trong đó có 08 Huy chương Vàng và 02 Huy chương Đồng; tham dự Cuộc thi Quốc tế về Sở hữu trí tuệ, Sáng chế, Đổi mới và Công nghệ iPITEx năm 2023, tại Bangkok, Thái Lan. Đoàn tuyển Việt Nam có 9 học sinh của tỉnh Ninh Bình tham gia, kết quả: đạt 07 huy chương Vàng, 01 giải Đặc biệt của cuộc thi, 02 giải Đặc biệt từ Hiệp hội Phát minh và Sáng chế Indonesia INNOPA, 01 giải Đặc biệt từ Singapore. Trong đó, 09 học sinh Ninh Bình đều đạt huy chương Vàng và giấy chứng nhận vì sản phẩm yêu thích của Hàn Quốc và Hồng Kông;...

Kết quả thi Trung học phổ thông năm 2023 của tỉnh Ninh Bình xếp thứ 4 toàn quốc, tiếp tục khẳng định chất lượng giáo dục ổn định. Điểm trung bình bài thi các môn của thí sinh tỉnh Ninh Bình đạt 7,032 điểm; Toàn tỉnh có tổng số 458 bài thi đạt điểm 10, tăng 289 điểm 10 so với năm 2022.

Công tác khuyến học, khuyến tài tiếp tục được quan tâm. Trong năm, đã tổ chức trao thưởng cho 308 em học sinh, sinh viên đạt thành tích cao trong các cuộc thi cấp quốc gia, quốc tế; thi tốt nghiệp THPT quốc gia; xét tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng; thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT, với tổng trị giá các giải thưởng là 1,5 tỷ đồng.

 8.4. Y tế [3]

Năm 2023, ngành Y tế đã bám sát và triển khai thực hiện tốt các văn bản chỉ đạo của Trung ương và của tỉnh về công tác y tế, phòng chống dịch bệnh, nhất là các loại dịch bệnh truyền nhiễm như Covid 19, dịch sốt xuất huyết... Bên cạnh đó đẩy mạnh truyền thông, giáo dục sức khỏe, giữ gìn vệ sinh môi trường, tiêm chủng vắc xin, phòng chống dịch bệnh; tăng cường thanh tra, kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm, nhất là trong các sự kiện quan trọng của tỉnh như tổ chức lễ hội, lễ kỷ niệm.

Năm 2023, trên địa bàn tỉnh có 05 trường hợp mắc bệnh do vi rút Adeno, 9.338 trường hợp cúm, 72 trường hợp lỵ trực trùng, 10 trường hợp quai bị, 01 trường hợp Rubella/Rubeon, 01 trường hợp sởi, 629 trường hợp sốt xuất huyết, 203 trường hợp tay - chân - miệng, 312 trường hợp thủy đậu, 3.322 trường hợp tiêu chảy, 02 trường hợp uốn ván khác, 317 trường hợp viêm gan vi rút,... Tại các cơ sở y tế đã khám chữa bệnh cho 1.210 nghìn lượt, điều trị nội trú 173 nghìn lượt;...

8.5. Hoạt động văn hóa, thể thao

Hoạt động Văn hóa - Thông tin diễn ra với nhiều nội dung và hình thức phong phú, thiết thực chào mừng kỷ niệm những ngày lễ lớn của đất nước và những sự kiện trọng đại của tỉnh. Các hoạt động văn hóa, nghệ thuật được tổ chức đa dạng, phong phú, phục vụ nhiệm vụ chính trị và phục vụ Nhân dân, tạo không khí vui tươi phấn khởi, như: tổ chức liên hoan nghệ thuật quần chúng, liên hoan hát Xẩm, tổ chức Festival, tổ chức triển lãm, tổ chức giao lưu văn nghệ, thể thao...

Hoạt động thể thao: Trong năm, tiếp tục duy trì đào tạo, huấn luyện nâng cao thành tích cho vận động viên các tuyến tại Trung tâm huấn luyện thể dục, thể thao cử các đoàn vận động viên đi thi đấu các giải, đạt được 313 huy chương các loại gồm 88 huy chương Vàng, 111 huy chương Bạc và 114 huy chương Đồng. Tổ chức đa dạng các hoạt động thể thao quần chúng, thu hút đông đảo mọi đối tượng tham gia và cổ vũ, như: tổ chức Lễ phát động tháng hoạt động thể dục, thể thao cho mọi người và Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân gắn với Giải Việt dã xã, phường, thị trấn tỉnh Ninh Bình lần thứ VII năm 2023 - Cup SHB; tổ chức Lễ Khai mạc hè, Ngày Olympic trẻ em và Phát động toàn dân tập luyện môn bơi phòng, chống đuối nước năm 2023;…

8.6. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội[4]

Trong năm, lực lượng Công an tỉnh chủ động nắm và kiểm soát tốt tình
hình, huy động tối đa lực lượng, phương tiện bảo đảm an ninh trật tự, trật tự an toàn giao thông (TTATGT) và phòng, chống cháy nổ bảo vệ tuyệt đối an toàn các đoàn khách trong nước và khách quốc tế về dự các sự kiện quan trọng của tỉnh
, đồng thời tập trung thực hiện bảo đảm an ninh, an toàn cho nhân dân các kỳ nghỉ Lễ, Tết.

Tính chung lại, từ ngày 15/12/2022 đến ngày 14/12/2023 trên địa bàn toàn tỉnh đã xảy ra 182 vụ tai nạn giao thông đường bộ, 01 vụ tai nạn giao thông đường sắt và 02 vụ tai nạn giao thông đường thủy; làm chết 102 người và bị thương 135 người; xảy ra 376 vụ phạm pháp hình sự với 756 đối tượng; phát hiện 292 vụ buôn bán, vận chuyển, tàng trữ ma túy với 321 đối tượng. Xảy ra 06 vụ cháy, gây thiệt hại ước tính 620 triệu, không có thương vong về người; xảy ra 01 vụ nổ làm chết 02 người, bị thương 01 người./.



[1] Số liệu về tốc độ tăng trưởng GRDP và cơ cấu kinh tế do TCTK tính toán và công bố kỳ 25/11/2023.

[2] Theo số liệu của Sở Giáo dục và đào tạo Tỉnh.

[3] Theo số liệu của Sở Y tế

 

 




324784

5
24
324784